BVNTTT của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với Quân đội nhân dân Việt Nam là tất yếu, khách quan, không thể xuyên tạc.

Thứ tư - 04/12/2024 08:41 63 0

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng) - TTXVN

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng) - TTXVN
Hằng năm, cứ vào dịp kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) là một số phần tử thù địch, cơ hội chính trị lại rỉ rả luận điệu xuyên tạc, cho rằng Quân đội nhân dân Việt Nam, từ nhân dân mà ra, chỉ cần trung thành với Tổ quốc,, trung thành với Nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân, không cần phải trung thành với Đảng và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là những luận điệu xuyên tạc hết sức nguy hiểm, bởi quân đội là vũ khí trọng yếu để bảo vệ Đảng cầm quyền, nếu Quân độ không đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều đó cũng đồng nghĩa với người cầm quyền bị tước mất vũ khí, thì sớm muộn, tất yếu sẽ bị mất quyền lãnh đạo của mình. Đó là bài học sâu sắc, đắt giá mà Liên bang Xô Viết đã để lại cho chúng ta, kể từ khi bị sụp đổ.

1. Bài học đắt giá từ Liên bang Xô Viết

Trong thời gian Gorbachev làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội Liên Xô đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi từ bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị của chủ nghĩa Marx – Lenin, xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của đảng đối với quân đội, làm cho quân đội Liên Xô bị “phi chính trị hóa”, mất niềm tin vào chế độ, suy giảm sức mạnh, ý chí chiến đấu và cuối cùng bị vô hiệu hóa. Ngày 12/3/1990, tại Đại hội đại biểu bất thường lần thứ ba, Đảng Cộng sản Liên Xô đã chấp nhận từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội (Điều 6, Hiến pháp Liên bang Xô viết); chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, từng bước xóa bỏ cơ chế Đảng lãnh đạo đối với lực lượng vũ trang. Ngày 20/7/1991, sau khi đắc cử Tổng thống Liên bang Nga, B. Yeltsin ký mệnh lệnh “chấm dứt các hoạt động tổ chức phong trào xã hội mang tính chính đảng và quần chúng tại các cơ quan, tổ chức nhà nước thuộc Liên bang Nga” (mệnh lệnh “phi Đảng hóa”). Mệnh lệnh tuyên bố cấm các chính đảng hoạt động trong cơ quan nhà nước, đoàn thể quần chúng các cấp và xí nghiệp cơ sở, bao gồm cả lực lượng vũ trang. Trong quân đội và lực lượng an ninh Liên Xô dấy lên phong trào rời bỏ Đảng. Đứng đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Yevgeny Shaposhnikov ngày 23/8/1991, đã tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô và buộc mọi quân nhân là đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô phải trả lại thẻ đảng. Sau đó ít ngày, Chủ tịch Ủy ban An ninh quốc gia Liên Xô Đại tướng V.Kryuchkov và Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô Thượng tướng B. Pugo cũng tuyên bố ra khỏi Đảng và ra lệnh mọi tướng lĩnh, sỹ quan, hạ sỹ quan An ninh và Cảnh sát Xô viết phải trả thẻ đảng, thực hiện “phi chính trị hóa” cơ quan An ninh và Cảnh sát. Hàng loạt hành động này đã khiến cương lĩnh, mục tiêu bảo vệ chuyên chính vô sản của Quân đội Liên Xô bị tiêu tan, sự gắn kết trong quân đội, nhận thức về sứ mệnh của người quân nhân, ý thức tập thể ngày càng phai nhạt. ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG Ý DO QUAN TRỌNG dẫn tới sự tan rã, mất vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô, dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Xô Viết.

2. Quân đội nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành cùng dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

Rút ra bài học sâu sắc từ sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn xem trọng và thực hiện nhất quán vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngay từ khi ra đời (3/2/1930), trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông” để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Luận cương chính trị của Đảng (tháng 10/1930) xác định nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó chỉ rõ phải: “Lập quân đội công nông”. Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập và trưởng thành dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là yếu tố quyết định đến mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Từ thực tiễn lịch sử, bài học sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu càng khẳng định tính đúng đắn, cần thiết của việc đặt quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đối với Quân đội nhân dân Việt Nam là tất yếu, khách quan, không thể xuyên tạc

- Quân đội không phải là một tổ chức độc lập mà là công cụ bạo lực của một giai cấp. Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, đó là công cụ của giai cấp công nhân, mang bản chất chính trị của Đảng Cộng sản. Trong mọi giai đoạn lịch sử, Đảng đã xác định rõ quân đội không chỉ làm nhiệm vụ chiến đấu mà còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Chế độ xã hội chủ nghĩa đặt vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở vị trí trung tâm. Điều này đồng nghĩa với việc mọi lĩnh vực, trong đó có quốc phòng và an ninh, phải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nếu quân đội không chịu sự lãnh đạo này, sẽ dẫn đến nguy cơ chia rẽ quyền lực, làm suy yếu sự thống nhất của chế độ. - Quân đội nhất thiết phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng: Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập để bảo vệ lợi ích của nhân dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Nếu không đặt quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng, rất có thể quân đội sẽ bị chi phối bởi các tư tưởng trái chiều, làm lệch hướng nhiệm vụ chính trị cơ bản này. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân đội đã lập nên những chiến công vang dội, từ chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975. Những thắng lợi này minh chứng cho sự đúng đắn và hiệu quả của việc Đảng trực tiếp lãnh đạo quân đội. - Trong thời kỳ hòa bình, quân đội tiếp tục là lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, quân đội còn tham gia tích cực vào xây dựng kinh tế, giúp đỡ nhân dân trong thiên tai, dịch bệnh, khẳng định vai trò “đội quân công tác” gắn bó mật thiết với nhân dân.

- Việc đặt quân đội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là nguyên tắc bất biến mà còn là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Bài học từ lịch sử và thực tiễn khẳng định, nếu tách rời vai trò lãnh đạo của Đảng, quân đội sẽ mất phương hướng, trở thành một lực lượng dễ bị lợi dụng bởi các thế lực thù địch, đe dọa an ninh quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đã xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, được khái quát cô đọng trong lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, bản chất, truyền thống tốt đẹp, những chiến công oanh liệt của Quân đội và nhân dân ta; qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách; ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Mọi luận điệu xuyên tạc, đòi hỏi tách vai trò Quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng chỉ là những sự ảo tưởng, đòi hỏi vô lý, huyễn hoặc của một số phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, chống phá chế độ. Những đòi hỏi huyễn hoặc, vô lý đó sẽ không bao giờ được đáp ứng, thực hiện.

Tác giả: thị xã Hòa Thành ban tuyên giáo, Châu Sa

Nguồn tin: Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập344
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm341
  • Hôm nay1,952
  • Tháng hiện tại113,530
  • Tổng lượt truy cập7,043,421
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây