Quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước

Thứ năm - 25/01/2024 17:38 338 0

Quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước

Ngày 26/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014. 

Ảnh: Internet

Thế nào là tiết kiệm? Thế nào là lãng phí? Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 đã giải thích từ ngữ như sau:

- Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.

- Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.

Quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước? 

Theo Điều 25 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013 quy định như sau:

1. Một số trường hợp sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước quy định tại Điều này bao gồm:

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

- Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, khảo sát trong và ngoài nước;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Sử dụng điện, nước;

- Sử dụng văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí;

- Tiếp khách, khánh tiết; tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm.

2. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm:

- Ban hành quy chế quản lý, giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân để thực hiện;

- Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ và dự toán được duyệt, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Tùy theo tính chất chỉ tiêu, thực hiện khoán đến người sử dụng các khoản kinh phí hoạt động nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm hiệu quả và phù hợp với yêu cầu công việc;

- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ hàng năm để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm./.

                                                                       Khánh Vân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập119
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm118
  • Hôm nay5,298
  • Tháng hiện tại123,890
  • Tổng lượt truy cập6,744,812
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây