Theo Thông báo của Cục Thú y-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay cả nước có 05 tỉnh là Quảng Ngãi, Tiền Giang, Đăk Lăk, Hà Nam và Bắc Kạn có ổ dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
Sở Y tế Tây Ninh có công văn số 419/SYT-NVY ngày 18/4/2011 về việc Tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 đã đề nghị các đơn vị chuyên môn như Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, huyện phải tăng cường công tác giám sát cúm H5N1; các đơn vị Báo, Đài phát thanh truyền hình và Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe tổ chức tuyên truyền về 4 biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 cho cộng đồng.
Cúm gia cầm gia cầm H5N1 là một loại virus được gây ra qua sự tiếp xúc kín với chim bị nhiễm. Chim bị bệnh thải ra virus trong phân của nó. Khi phân khô và chuyển thành dạng bột, người có thể hít phải chúng và gây ra cúm gia cầm. Cúm gia cầm không thể lây từ người qua người. Tuy nhiên, nếu virus biến đổi, thì việc truyền từ người qua người có thể trở thành sự thực. Nếu điều này xảy ra, có thể có dịch cúm gia cầm lớn với những tác động ghê gớm. Có 15 chủng khác nhau của virus cúm-chủng H5N1 là một loại gây bệnh cho người.
Cúm gia cầm có những dấu hiệu tương tự như các kiểu bệnh cúm khác: đau họng, ho, sốt, đau nhức toàn thân, khó chịu. Vắc xin A(H5N1) tạo ra một số sự bảo vệ chống lại virus. Vắc xin cúm cũng có thể dùng được trong đơn thuốc. Thuốc kháng virus Tamiflu (oseltamivir) và Relenza (zanamivir) giảm bớt tình trạng nghiêm trọng của các triệu chứng và có thể rút ngắn thời gian bệnh. Dùng thuốc trong vòng 48 giờ khi có sự phát các triệu chứng mạnh mẽ, những thuốc kháng virus này tấn công virus cúm và ngăn nó phát tán bên trong cơ thể. Để có hiệu quả, điều trị với thuốc kháng virus phải được bắt đầu trong vòng 2 ngày khi phát bệnh. Những thuốc này cũng có thể được chỉ định để phòng ngừa cúm.
Các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1
Có 4 biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm H5N1 ở người.
1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống
- Đảm bảo vệ sinh hàng ngày.
- Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ súc vật bị bệnh.
- Sử dụng thuốc sát khuẩn đường mũi họng hàng ngày.
2. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc bệnh.
- Khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh, súc vật mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, áo; rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trước hoặc sau khi tiếp xúc.
- Hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh mạn tính, có nguy cơ biến chứng cúm, tránh tiếp xúc với người bệnh.
3. Biện pháp tăng cường sức khoẻ
- Tăng cường sức khoẻ bằng cách ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, rèn luyện thân thể.
- Những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh, làm việc ở nơi có dịch cúm trên súc vật, cần thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân như phòng, chống dịch SARS.
4. Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như sốt cao, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi, đau họng, ho cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Có 4 biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm H5N1 ở cộng đồng.
1. Tuyệt đối không tiếp xúc giết mổ và ăn thịt gia cầm bị bệnh mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương.
2. Trong trường hợp có sốt khó thở ho mà có yếu tố tiếp xúc với gia cầm thì lập tức phải đến ngay các cơ sở y tế.
3. Giữ vệ sinh cá nhân tránh tiếp xúc với các khu vực có gia cầm bị bệnh và chết hàng loạt.
4. Các gia đình có nuôi gia cầm thường xuyên sử dụng hóa chất khử trùng tẩy uế các khu vực xung quanh nhà xung quanh chuồng trại chăn nuôi gia cầm để bảo đảm không có virut H5N1 tồn tại trong môi trường và lây lan bên cạnh các biện pháp phòng lây nhiễm qua đường hô hấp, sang người./.