Cách mạng tháng 8/1945 thành công. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Thời gian chưa được bao lâu, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa.
Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng. Nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Nghe theo tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ quân và dân ta đã nhất tề đứng dậy, anh dũng chiến đấu chống lại kẻ thù. Nhiều đồng bào và chiến sỹ đã anh dũng hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, nhiều người đã bị thương.
Đầu năm 1946, Hội giúp binh sỹ bị nạn đã ra đời ở Thừa Thiên Huế, rồi Hà Nội và ở một số địa phương khác. Sau đó ít lâu đổi thành Hội giúp binh sỹ bị thương. ở Trung ương có tổng hội, chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch danh dự. Ngày 19/12/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Nhân dân cả nước nhất tề vùng dậy đấu tranh kháng Pháp với tinh thần: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Trong kháng chiến, số người bị thương, số người hy sinh tăng lên. Thương binh, liệt sỹ đã trở thành vấn đề lớn của quốc gia.
Trước yêu cầu đó cùng với việc tiếp tục kêu gọi giúp đỡ thương binh, gia đình tử sỹ. Ngày 16/02/1947 chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 20, quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sỹ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh liệt sỹ đối với công cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta. Ngày 26/02/1947 phòng thương binh thuộc chính trị cục, Quân đội nhân dân quốc gia Việt Nam được thành lập để chỉ đạo công tác TBLS. Đầu tháng 7/1947 Bác Hồ đã đồng ý cho thành lập ban vận động tổ chức Ngày thương binh toàn quốc.
Cũng thời gian này một cuộc họp được tổ chức tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tham dự có đại biểu tổng bộ Việt Minh, Trung ương hội phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, Nhà thông tin tuyên truyền và nhân dân địa phương. Tại cuộc họp này theo đề nghị của đại diện cục chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, các đại biểu nhất trí chọn ngày 27 tháng 07 hàng năm làm ngày thương binh toàn quốc.
Chiều ngày 27/07/1947, cũng tại xã Hùng Sơn, hơn 300 cán bộ và nhân dân địa phương đã phối hợp tổ chức mít tinh . Dấy lên phong trào giúp đỡ thương binh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên chúc mừng. Trong thư có đoạn viết: Thương binh là những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó bị ốm yếu. Vì vậy Tổ quốc, đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy. Nhân ngày TBLS 27/7/1948, Bác Hồ lại ra lời kêu gọi: Thương binh và tử sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc, đã hy sinh cho đồng bào. Để báo đáp công ơn đó, Chính phủ phải tìm mọi cách để giúp đỡ thương binh, gia đình tử sỹ . Tôi cũng rất mong muốn đồng bào sẵn sàng giúp đỡ họ về vật chất và tinh thần.
Từ đó hàng năm đến 27/7 Bác Hồ đều gửi thư thăm hỏi, động viên nhắc nhở mọi người phải biết ơn và giúp đỡ thương binh gia đình liệt sỹ.
Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thực hiện chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của ban bí thư TW Đảng. Từ năm 1975, ngày 27/7 hàng năm chính thức trở thành ngày Thương binh - Liệt sĩ của cả nước.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. Hàng triệu người con ưu tú trong cả nước đã anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời, thậm chí chất độc da cam còn đeo đẳng nhiều đời.
Hàng triệu thân nhân liệt sỹ không thể gặp lại người thân của mình. Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm nhưng vết thương chiến tranh vẫn còn đó. Sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ, Tổ quốc mãi mãi ghi công, Nhân dân ta đời đời biết ơn tưởng nhớ.
Từ năm 1947 đến nay, ở các thời kỳ khác nhau, dù khó khăn đến đâu, Đảng, Nhà nước ta luôn có những chủ trương chính sách đặc biệt quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Chặng đường lịch sử 78 năm qua phong trào đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước. Từ phong trào Đón thương binh về làng; phong trào Trần Quốc Toản đến phong trào Áo ấm tặng mẹ, Áo lụa tặng bà; Tặng nhà tình nghĩa, Tổ thương binh tình nghĩa; Đi tìm đồng đội; Xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sỹ. Các phong trào hết sức thiết thực và có giá trị nhân văn sâu sắc.
Đảng ta, Nhân dân ta, các thế hệ người Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công ơn các Thương binh - Liệt sỹ. Nhân dịp Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7/1947 - 27/7/2023. Đảng ủy - HĐND - UBND - MTTQ phường Long Hoa kính gửi đến các đồng chí thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và gia đình có công với cách mạng lời chúc sức khỏe, lời tri ân sâu sắc nhất.
tu-do-hoa-binh-khong-phai-de_3.mp4
Tác giả: thị xã Hòa Thành phường long hoa, Nguyễn Quốc Khanh, Phạm Nguyễn Thanh Tiến
Ý kiến bạn đọc