- 26/11/2024 10:17:00 AM
- Đã xem: 20
- Phản hồi: 0
Thứ ba, 26/11/202410:15:35 GMT +7 Điện thoại: (84 - 24) 3747 1748 / 3747 1029 Fax: (84 - 24) 3747 4913 E-mail: dientubqd@gmail.comShaze ZaloPHÒNG, CHỐNG “TỰ DIỄN BIẾN, TỰ CHUYỂN HÓA”Thứ năm, 21/11/2024 - 05:38Theo dõi Báo Quân đội nhân dân trênFollow on Google NewsBài dự thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”Thói dối trá như một thứ vi trùng dịch hạch cần phải loại bỏ ra khỏi đời sống xã hộiSự dối trá trước đây chỉ là những hiện tượng riêng lẻ, chủ yếu thuộc về đạo đức cá nhân, mà bây giờ đã lan rộng ra toàn xã hội, xuất hiện ở cả những lĩnh vực vốn được coi là nghiêm cẩn, thiêng liêng như thanh tra, tòa án, kiểm sát, hải quan, cảnh sát, nhà trường, tôn giáo...Thói gian dối cũng không còn là hành vi của những cá nhân riêng lẻ, nhất thời mà có tổ chức, có dự mưu, không chỉ ở hạng thất phu, công chức cấp thấp mà ở cả những cấp cao giữ vai trò rường cột của một ngành, một địa phương, khiến tâm lý xã hội hoang mang, gây ra sự mất hướng của không ít người, làm băng hoại đạo đức xã hội, gây nguy hại đến thể chế chính trị quốc gia. 1. Trong kho tàng truyện dân gian của bất cứ dân tộc nào cũng tồn tại những câu chuyện rất hay, rất đời về tật nói dối của tầng lớp chúng sinh. Xét về cấp độ, thói giả dối thể hiện các mức độ khác nhau về một hành vi, một thái độ không trung thực, một tập tính đã trở thành thuộc tính của con người và xã hội.Như vậy có thể nói, con người ở thời nào cũng mắc phải những tật xấu này và ở thời nào người ta cũng phải rất vất vả để loại trừ nó ra khỏi đời sống, làm cho môi trường sống lành mạnh hơn. Dù không muốn, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, cuộc đấu tranh diệt trừ sự giả dối, thói gian dối như một căn bệnh xã hội là một cuộc đấu tranh lâu dài, song hành cùng với sự tồn tại của con người.Tuy vậy, có những hoàn cảnh người ta buộc lòng phải nói tránh đi một sự thật không nên nói và lời nói dối lúc ấy không mang nghĩa xấu. Có một câu chuyện làm không ít người rơi nước mắt bởi “lời nói dối cao thượng”. Chuyện kể về một người lính ở chiến trường trở về sau chiến tranh và cưới người con gái anh yêu. Họ hạnh phúc tuy sống trong thiếu thốn. Chị sinh một bé gái, nhưng do chất độc dioxin anh nhiễm từ ngày ở chiến trường nên cháu bé bị thiểu năng. Do đời sống khó khăn và có những suy nghĩ không đúng, chị bỏ anh cùng đứa con tật nguyền để đi theo người khác. Anh phải nói dối con là mẹ đi công tác xa và lâu. Đứa bé lớn dần và tuy ý thức không bằng người song nó lờ mờ hiểu mẹ đã bỏ hai bố con.Một hôm, anh liên lạc với chị nói là anh sắp đi công tác mấy tháng, nhờ chị trông con gái một thời gian vì con gái đã đến tuổi trưởng thành, rất cần mẹ chăm sóc. Không còn cách nào khác, chị phải nhận trông con. Sống với mẹ nhưng đứa con luôn nhớ cha, chỉ mong muốn được về nhà. Rồi một lần tỉnh dậy trong đêm, chị nghe thấy tiếng dương cầm ở phòng khách. Chị xuống, thấy con vừa đàn vừa khóc và đến lúc đó chị mới biết sự thật: Trước khi gửi con cho chị, anh đã bị ung thư giai đoạn cuối. Anh không muốn để con chứng kiến lúc mình ra đi và muốn chị sẽ chăm lo cho đứa bé khi anh không còn. Lời nói dối cùng sự ra đi mãi mãi của anh-thực ra là sự hy sinh tất cả vì con và tình cha con của họ đã thức tỉnh người đàn bà.Về hình thức, đây là một hành vi sai sự thật, nhưng nó không xấu và không gây hại. Trái lại, nó tránh đẩy người khác vào hoàn cảnh khó xử và cũng không làm tổn thương người khác.Còn trong nhiều trường hợp khác, sự gian dối bao giờ cũng mang nghĩa xấu, nó làm xói mòn lòng tin và đạo đức xã hội.2. Về bản chất, sự giả dối, thói gian dối khi đã trở thành một căn bệnh xã hội là một điều xấu xa, không gì có thể biện minh. Hành vi không thật thà của một cá nhân nào đó, tùy theo mức độ ảnh hưởng của nó đến xã hội, bị lên án theo các mức độ khác nhau nhưng chủ yếu là từ góc nhìn đạo đức.Ở bất kỳ thể chế nào, đạo đức bao giờ cũng là hệ thống những nguyên tắc ứng xử được pháp luật bảo hộ, nhưng về cơ bản, nó được tạo ra như những chuẩn mực xã hội để điều tiết các quan hệ và răn đe, đề phòng, phê phán cái xấu, sự dối trá chủ yếu từ góc nhìn đạo đức. Nó lệch chuẩn, gây hại cho xã hội, nhưng chưa bị khép vào các tội hình sự. Sự phê phán, lên án, dù ở mức gay gắt nhất, cũng chỉ như sự sửa sai những hiện tượng lệch chuẩn, đi ra ngoài quỹ đạo ứng xử của số đông.Quan sát căn bệnh dối trá đang lộng hành trong xã hội ta hiện nay, có thể thấy rằng trong khoảng vài thập niên gần đây, nhất là từ khi Nhà nước thực hiện "mở cửa", xã hội dần dần chuyển động theo “cơ chế thị trường” ở cả các lĩnh vực ngoài kinh tế. Nói chính xác hơn, cơ chế thị trường đã tác động đến tận tế bào xã hội, làm thay đổi cả những yếu tố thuộc lĩnh vực tinh thần. Sự đan xen giữa các yếu tố tốt-xấu, đúng-sai, chân thật-giả dối... tạo nên những lẫn lộn cả trong nhận thức và đánh giá. Từ đó, nền tảng tinh thần xã hội có những chuyển động mạnh, những rạn nứt mới trong quan hệ giữa người với người ngày một lộ rõ, nhiều chuẩn mực xã hội truyền thống bị lung lay trước áp lực của lối sống thực dụng và mang tính cá nhân chủ nghĩa nhiều hơn.