KỶ NIỆM 120 NĂM NGÀY SINH ÐỒNG CHÍ NGUYỄN LƯƠNG BẰNG (2.4.1904 - 2.4.2024): Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, cống hiến cả đời cho sự nghiệp cách mạng

Thứ ba - 02/04/2024 16:09 102 0
Ngày 11/3/2024, Ban Tuyên giáo Thị ủy ban hành Kế hoạch tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (02/4/1904 - 02/4/2024) nhằm tôn vinh, tri ân công lao, những đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Lương Bằng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo cách mạng tiền bối tiêu biểu trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, hòa bình, thống nhất Tổ quốc; qua đó củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông qua các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm góp phần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ ra sức học tập, lao động, cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (bìa trái) chụp ảnh với ông bà chủ nhà ở phố Thạch Môn (Thượng Hải, Trung Quốc), nơi đồng chí sống và hoạt động gây dựng cơ sở cách mạng giai đoạn 1930 - 1931. Ảnh tư liệu
Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (bìa trái) chụp ảnh với ông bà chủ nhà ở phố Thạch Môn (Thượng Hải, Trung Quốc), nơi đồng chí sống và hoạt động gây dựng cơ sở cách mạng giai đoạn 1930 - 1931. Ảnh tư liệu

 Đồng chí Nguyễn Lương Bằng (bí danh Sao Ðỏ, Hai Nam, Triệu Vân…, thường được các đồng chí cùng thời gọi là Anh Cả) là một người yêu nước nhiệt thành, một chiến sĩ cộng sản kiên cường. Trải qua hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Lương Bằng đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng XHCN.

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng sinh ngày 2.4.1904 tại thôn Đông, xã Đoàn Lâm, tổng Đoàn Lâm, huyện Thanh Miện (nay là xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện), tỉnh Hải Dương trong một gia đình nghèo có truyền thống yêu nước. Khi lớn lên, Nguyễn Lương Bằng làm nhiều nghề kiếm sống (nghề may, phụ bếp, công nhân tàu biển). Năm 1925, sau khi sang Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Lương Bằng được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng; được kết nạp vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và theo học lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc tổ chức.

 

Tháng 9.1926, đồng chí rời Quảng Châu về Hải Phòng, làm nhiệm vụ thiết lập đường dây liên lạc Hải Phòng - Hương Cảng (Hồng Kông) - Quảng Châu, chuyển tài liệu, sách báo cách mạng về trong nước, vận động, tuyên truyền cách mạng ở Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình… Từ tháng 10.1927 - 12.1928, đồng chí vào Sài Gòn tuyên truyền, vận động cách mạng trong công nhân và thanh niên.

Tháng 12.1928, đồng chí trở lại Hải Phòng hoạt động trong phong trào công nhân và đi “vô sản hóa”. Giữa năm 1929, Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên điều động đồng chí sang công tác ở Hương Cảng. Tại đây, tháng 10.1929, đồng chí được kết nạp vào Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng. Tháng 12.1929, đồng chí đến Thượng Hải (Trung Quốc) gây dựng cơ sở trong Việt kiều và binh lính người Việt trong tô giới Pháp.

Năm 1931, đồng chí bị mật thám Pháp bắt tại Thượng Hải, áp giải về nước; lần lượt bị giam tại bốt Catina (Sài Gòn), nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), nhà lao Hải Dương. Sau khi bị tòa án thực dân tại Hải Dương kết án phát lưu chung thân, đồng chí lần lượt bị giam tại nhà lao Hải Dương, nhà tù Hỏa Lò. Tháng 12.1932, đồng chí vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng. Cuối năm 1933, đồng chí bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai và bị tòa án thực dân ở Bắc Giang kết án khổ sai chung thân. Tháng 5.1935, đồng chí bị đày lên nhà tù Sơn La.

Tháng 8.1943, đồng chí Nguyễn Lương Bằng cùng một số cán bộ của Đảng vượt ngục thành công và trở về tiếp tục hoạt động cách mạng. Đồng chí được Thường vụ Trung ương Đảng giao phụ trách công tác tài chính và công tác binh vận. Tháng 8.1945, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, Tuyên Quang, đồng chí được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (từ ngày 16 - 17.8) đã bầu đồng chí vào Ban Thường trực Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám, đồng chí liên tục là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lần lượt giữ các chức vụ: Trưởng Ban Kinh tế - Tài chính Trung ương, sau đổi thành Ban Tài chính Trung ương (1947 - 1951); Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (1951 - 1952); Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô (1952 - 1956); Tổng Thanh tra Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ (1956 - 1960); Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Đảng (1960 - 1969); Phó Chủ tịch nước (1969 - 1979).

Với 75 tuổi đời, hơn nửa thế kỷ phấn đấu, hoạt động cách mạng dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đồng chí Nguyễn Lương Bằng là một chiến sĩ cộng sản kiên trung, một lãnh đạo tiền bối tiêu biểu hết lòng vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đồng chí được Đảng, Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng vì những công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng là dịp để chúng ta tri ân và noi theo tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của đồng chí. Từ đó, không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng, phát huy vai trò tiên phong của mỗi cán bộ, đảng viên, sẵn sàng vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, hiểm nguy, nỗ lực học tập, rèn luyện, nêu cao tinh thần bảo vệ Đảng, bảo vệ khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Các địa phương, cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình cụ thể để lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm; chú trọng lồng ghép, gắn với các sự kiện, sinh hoạt chính trị của địa phương, đơn vị thông qua các hình thức, như: lồng ghép trong sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, các tổ chức chính trị - xã hội; tuyên truyền thông qua báo chí, hệ thống truyền thanh của địa phương; Internet, mạng xã hội; hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội; hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao; tọa đàm, hội thảo khoa học.

MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

1. Nhiệt liệt chào mừng 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng (02/4/1904 - 02/4/2024)!

2. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường, bất khuất!

3. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời!

4. Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh!

5. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

6. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

7. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

Tác giả: thị xã Hòa Thành ban tuyên giáo

Nguồn tin: BTG Tỉnh ủy:

 Tags: BTG THỊ ỦY

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay681
  • Tháng hiện tại41,282
  • Tổng lượt truy cập6,832,320
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây