Chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023

Thứ năm - 22/08/2024 16:30 58 0

  Ảnh: Internet

  Ảnh: Internet
 Trong những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta đã được các cấp, ngành tập trung triển khai quyết liệt và đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng.

 Trong những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở nước ta đã được các cấp, ngành tập trung triển khai quyết liệt và đạt được nhiều kết quả nổi bật, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng.
    Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/6/2023 với 463/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, thay thế Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2018. 
    Theo đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 quy định Nhà nước có các chính sách sau đây về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
    1. Tạo điều kiện thuận lợi để người tiêu dùng, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và phát huy sự chủ động trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến khích, tôn vinh người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân khác tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
    2. Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân kinh doanh nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
    3. Tạo điều kiện thuận lợi huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan, tổ chức có liên quan; khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa công tác tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức, hướng dẫn kỹ năng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
    4. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gắn với thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm, đa dạng hóa các kênh phân phối hiện đại, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
    5. Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
    6. Nâng cao đạo đức kinh doanh, hình thành văn hóa tiêu dùng an toàn, văn minh, lành mạnh và bền vững; xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.
    7. Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, bao gồm các hoạt động sau đây:
    - Khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, lưu thông, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công nghệ thân thiện môi trường hướng đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao lợi ích của người tiêu dùng;
    - Hỗ trợ tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ tiên tiến, mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc để sản xuất, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
    - Tham gia chủ động và có trách nhiệm vào các hoạt động thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững của khu vực và thế giới./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập94
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm85
  • Hôm nay65
  • Tháng hiện tại95,692
  • Tổng lượt truy cập6,886,730
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây