Chức vụ, chức danh của Công an nhân dân

Thứ ba - 09/08/2022 09:45 424 0
Sinh thời, Bác Hồ từng nói: “Công an và quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sản chuyên chính. Vì vậy, cần phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, ra sức phát triển ưu điểm, khắc phục những tư tưởng không đúng”.
Chức vụ, chức danh của Công an nhân dân

Công an nhân dân có thể xem là “thanh bảo kiếm” của đất nước để đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
             Luật Công an nhân dân năm 2018 đã có những quy định thể hiện rõ ràng về nội dung chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân. Chức vụ của Công an nhân dân gồm 8 chức vụ, được sắp xếp từ cao đến thấp (từ Trung ương xuống địa phương). Chức vụ của Công an nhân dân chính là những vị trí cao nhất trong các đơn vị công an, gồm:
               Bộ trưởng Bộ Công an là người đứng đầu của toàn ngành công an. Đây chính là người lãnh đạo cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của lực lượng công an.
              Dưới Bộ trưởng là Cục trưởng và Tư lệnh. Trong đó, Cục trưởng là chủ thể đứng đầu các đơn vị thuộc Bộ Công an trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Bộ Công an được tổ chức gồm nhiều Cục khác nhau và các Bộ tư lệnh khác nhau.
              Hai Bộ Tư lệnh bao gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh vệ; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động. Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.


               Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là chủ thể đứng đầu lực lượng công an của một tỉnh, thành phố, trực thuộc trung ương, có trách nhiệm quản lý lực lượng công an trong phạm vi hành chính của tỉnh. Các Giám đốc Công an tỉnh sẽ chịu sự quản lý, lãnh đạo của Bộ trưởng Bộ Công an và công an cấp trên.
                Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng. Công an huyện, quận, thị xã là đơn vị công an nhỏ hơn của Công an tỉnh, thành phố. Phạm vi quản lý của trưởng phòng, Trưởng Công an huyện đó chính là trong phạm vi hành chính của huyện.
                Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng. Trong đó, Trưởng Công an xã, phường, thị trấn chính là người đứng đầu công an ở xã.
                Đại đội trưởng;
                Trung đội trưởng;
                Tiểu đội trưởng.
                Các chức vụ Trưởng phòng - Trung đoàn trưởng; Đội trưởng - Tiểu đoàn trưởng, Đại đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng là những chức vụ được phân chia theo cấp Trung Đoàn - Đội - Trung đội - Tiểu đội.
               Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật./.

 

Tác giả: thị xã Hòa Thành phòng tư pháp, KHÁNH VÂN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay7,839
  • Tháng hiện tại126,431
  • Tổng lượt truy cập6,747,353
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây