Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2024)

Chủ nhật - 28/04/2024 19:59 214 0
Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); tiếp tục khẳng định vị trí, tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tinh thần đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Ban Tuyên giáo Thị ủy sao gửi đến các đơn vị “Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024)”; các địa phương, cơ quan, đơn vị căn cứ Đề cương tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt đầu từ ngày 04/3 bằng ba đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định kết thúc vào ngày 30/4. Qua gần 2 tháng chiến đấu với sức mạnh áp đảo về chính trị, quân sự, quân và dân ta đã giành được toàn thắng, kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Chiến thắng lịch sử 30.4.1975 là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng, chói lọi trên con đường dựng nước và giữ nước mấy ngàn năm của dân tộc. Nhân dân ta đánh thắng kẻ thù lớn mạnh và hung hãn nhất đó là đế quốc Mỹ; kết thúc cuộc chiến đấu 30 năm giành độc lập tự do, thống nhất cho đất nước; chấm dứt ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; đánh dấu bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trên thế giới, thắng lợi của Nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thắng lợi tiêu biểu của lực lượng cách mạng; góp phần thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới vì mục tiêu độc lập dân tộc, hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội; cổ vũ, động viên các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc. Thực tế cho thấy, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Quân và dân ta trải qua hơn 20 năm là cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ và nhiều thách thức, ác liệt. Sau khi ký Hiệp định Pari, mặc dù buộc phải rút hết quân nhưng đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục âm mưu dùng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Mỹ tăng cường tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh cho ngụy lấn đất, giành dân, thực hiện các hoạt động ngoại giao xảo quyệt để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng miền Nam. Tháng 7.1973, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 đã khẳng định con đường cách mạng Miền Nam vẫn là con đường bạo lực và đề ra các nhiệm vụ lớn cho hai miền Nam - Bắc. Nửa cuối năm 1974, cuộc chiến tranh của quân và dân ta ở miền Nam chống lại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã giành được thắng lợi. Lực lượng cách mạng của ta ngày càng mạnh lên, lực lượng ngụy quân, ngụy quyền ngày càng suy yếu rõ rệt. Nước Mỹ lâm vào khủng hoảng nội bộ. Tháng 7.1974, Đảng ta chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng kế hoạch chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 - 1976, nếu thời cơ đến sẽ giải phóng miền Nam trong năm 1975. Thắng lợi toàn miền, nhất là của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chiến thắng Phước Long cuối năm 1974 - đầu năm 1975 càng cho thấy thực tế suy yếu của quân ngụy Sài Gòn và khả năng Mỹ khó quay lại Việt Nam. Đảng ta nhận định thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam đã đến. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 bắt đầu từ ngày 04.3 bằng ba đòn chiến lược: Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng trận đột phá đánh chiếm Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên; Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn - Gia Định kết thúc vào ngày 30.4. Qua gần 02 tháng chiến đấu với sức mạnh áp đảo về chính trị, quân sự, quân và dân ta đã chiến thắng hoàn toàn, kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Tại thị xã Tây Ninh, lúc 9 giờ 30 phút ngày 30.4.1975, qua máy bộ đàm, đại diện Ban chỉ huy chiến dịch giải phóng Tây Ninh đã yêu cầu tỉnh trưởng Bùi Đức Tài ra lệnh cho binh lính buông súng đầu hàng. Cùng lúc pháo binh của ta từ Núi Bà liên tục bắn vào Tiểu khu, Tòa hành chính ngụy. Trước tình thế nguy khốn, trung đoàn 49, sư đoàn 25, biệt kích dù 81, biệt động quân 33 và phần lớn Thiết kỵ binh 3 tan rã và đầu hàng; các tiểu đoàn địa phương tinh thần rệu rã , không còn ý chí chiến đấu, cộng thêm kho vũ khí lớn nhất của Tiểu khu bị phá huỷ vì trúng đạn của ta (ngày 29.4). Đến 10 giờ ngày 30.4.1975, Bùi Đức Tài buộc phải xin đầu hàng và cử Tạ Kim Lời - tham mưu phó tiểu khu và Tô Minh Trữ - trưởng ban I đến gặp đại diện Sở Chỉ huy của ta tại Bến Kéo chấp hành lệnh hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện. 11 giờ ngày 30.4.1975, toàn bộ ban chỉ huy tiểu khu Tây Ninh, 13 tên tiểu đoàn trưởng, 2 quận trưởng Phú Khương và Phước Ninh cùng các trưởng ty, do Bùi Đức Tài dẫn đầu, tập trung tại trụ sở xã Long Thành (Báo Quốc Từ - đối diện sân vận động Long Hoa) nhận quy chế đầu hàng do đồng chí Nguyễn Thanh Dương, Chỉ huy trưởng chiến dịch giải phóng Tây Ninh công bố. Đúng 11 giờ ngày 30.4.1975, thị xã Tây Ninh được giải phóng trước khi tổng thống ngụy quyền Sài Gòn là Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện 30 phút. Thị xã Tây Ninh được tiếp quản hoàn toàn; trung tâm Toà Thánh được bảo vệ trọn vẹn. Trong lúc lực lượng vũ trang tiến công giải phóng Thị xã, công nhân, nhân viên các nhà máy điện, nhà máy nước, bệnh viện, bưu điện... đã bảo vệ tại chỗ toàn bộ máy móc và các tài sản khác. Nhờ đó, khi Thị xã Tây Ninh được giải phóng, các cơ sở phục vụ sinh hoạt công cộng đều hoạt động bình thường. Đó cũng là một thắng lợi lớn của chiến dịch, là kết quả tốt đẹp của sự kết hợp giữa tiến công vũ trang và nổi dậy của quần chúng tại chỗ. Qua gần nửa thế kỷ, Đảng bộ, quân và dân Tây Ninh kiên cường đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng góp phần vào thắng lợi chung của đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra bước ngoặt mới cùng cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong suốt quá trình ấy, Đảng bộ và Nhân dân Tây Ninh một lòng theo Đảng, bền bỉ và anh dũng đấu tranh, bất chấp mưa bom, bão đạn,… đã góp phần cùng cả nước làm nên lịch sử, làm rạng rỡ truyền thống quê hương Tây Ninh. Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước chính là dịp chúng ta ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, nhìn lại chặng đường phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời nhận thức sâu sắc hơn giá trị, những bài học kinh nghiệm được tổng kết từ trong thực tiễn đấu tranh của dân tộc để tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

Tác giả: thị xã Hòa Thành ban tuyên giáo, Thanh Vi-BTG

Nguồn tin: Tư liệu Tuyên truyền kỷ niệm 49 năm Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2024)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập121
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm115
  • Hôm nay418
  • Tháng hiện tại96,045
  • Tổng lượt truy cập6,887,083
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây