Ngày Gia đình Việt Nam 28/06-Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng

Thứ sáu - 28/06/2024 08:54 28 0
Ngày gia đình Việt Nam là một ngày lễ tôn vinh gia đình Việt Nam, là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có cha mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc "Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc".
Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng
Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng

Ngày Gia đình Việt Nam nhằm tôn vinh những giá trị gia đình tốt đẹp, những giá trị văn hóa tốt đẹp có từ ngàn đời nay. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình phát triển thì xã hội được nâng tầm và ngược lại. Mỗi quốc gia, dân tộc muốn tồn tại và phát triển lâu dài phải biết trân trọng gia đình. Đó là lý do tại sao tất cả chúng ta dành một chút thời gian mỗi năm để tôn vinh gia đình.

“Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình” - là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội. 

Cũng vì lẽ đó ngày 04/05/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 72/2001/QĐ-TTG về việc lấy ngày 28/6 hàng năm làm Ngày Gia đình Việt Nam. Mỗi năm, ngày này cả nước sẽ hướng về các giá trị gia đình; các tổ chức, cơ quan, ban ngành tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em góp phần duy trì những giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước Việt Nam.

Từ bao đời nay, gia đình Việt Nam được xây dựng và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, tương thân tương ái, thủy chung, hiếu nghĩa, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, nuôi dưỡng, động viên và thử thách trong suốt chặng đường lịch sử.

Trải qua nhiều năm phát triển, cấu trúc và các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong đời sống gia đình và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Ngày Gia đình Việt Nam là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Đây là dịp để các gia đình cùng nhau giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm vun đắp tổ ấm, hướng tới sự phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đây cũng là ngày mà mọi người trong gia đình nhớ về nhau, xã hội quan tâm nhiều hơn đến trẻ em, đặc biệt là trẻ mồ côi, các cặp vợ chồng hiểu được giá trị của mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một cuộc sống hạnh phúc. 
 

Ngoài ra, Ngày Gia đình Việt Nam còn là ngày để người Việt Nam hướng về nguồn cội, hướng về gia đình, đề cao những tình cảm cao đẹp, những giá trị văn hóa cao quý của dân tộc. Dù đi đâu, làm gì thì gia đình vẫn là nơi để ta nhớ về, yêu thương và trở về.

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc nếu muốn tồn tại và phát triển thì phải biết chăm lo và bảo vệ gia đình.

Chúc bạn có một ngày ý nghĩa bên cạnh những người thân yêu./.

Tác giả: thị xã Hòa Thành ban tuyên giáo, Thanh Vi-BTG

Nguồn tin: 1022

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập175
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm160
  • Hôm nay2,831
  • Tháng hiện tại19,294
  • Tổng lượt truy cập5,608,743
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thi đua khen thưởng
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây