Vì sao phải kiên quyết, kiên trì trong "phòng chống tham nhũng, tiêu cực"

Thứ ba - 29/08/2023 11:06 845 0
Trong bề dày truyền thống cách mạng, những thành tựu từ công cuộc “phòng chống tham nhũng tiêu cực” của Đảng Cộng sản Việt Nam thời gian gần đây được xem là dấu ấn đặc biệt. Những thành tựu đó được dẫn dắt bởi hệ thống tư tưởng lãnh đạo đúng đắn, khoa học mà tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rõ đường lối đó.
Vì sao phải kiên quyết, kiên trì trong "phòng chống tham nhũng, tiêu cực"

Tác phẩm là tập hợp nhiều bài viết, bài nói, quan điểm chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công tác phòng chống, tham nhũng tiêu cực, thể hiện hệ thống tư tưởng khoa học, chặt chẽ, sáng tạo trong ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực của Đảng mà Tổng Bí thư là hạt nhân lãnh đạo.

Sự ra đời của cuốn sách nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, các nhà nghiên cứu và nhiều học giả quốc tế với mong muốn tìm hiểu về phương pháp của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, cũng có nhiều phần tử bất mãn, tiêu cực, cơ hội chính trị, thù địch về lập trường tư tưởng cố gắng bóp méo, xuyên tạc, suy diễn nhằm hướng bộ phận độc giả nhận thức hạn chế về giá trị thực sự của cuốn sách, cũng như thành tựu ngăn chặn tệ nạn tham ô, tham nhũng, suy thoái… mà Đảng và Nhà nước ta khởi sướng. Chúng cho rằng, đó chỉ là “sự đánh bóng tên tuổi”, “sùng bái cá nhân” của đơn vị xuất bản cuốn sách, thể hiện “lý luận suông”, “không thực chất”…; từ đó hạ thấp uy tín của đồng chí Tổng bí thư, hạ thấp vai trò của Đảng, phủ nhận chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chúng âm mưu làm cho bộ phận độc giả có cách nhìn lệch lạc, phiến diện về giá trị tư tưởng của cuốn sách, từng bước gây chia rẽ, hiềm khích, hiểu lầm của quần chúng nhân dân đối với công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, dần hướng tới làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, hiện thực hóa âm mưu chia rẽ mối quan hệ bền chặt giữa quần chúng nhân dân với Đảng. Nguy hiểm hơn, chúng quy chụp, bịa đặt bằng “thuyết âm mưu” khi cho rằng: Cuốn sách khẳng định phải “kiên quyết, kiên trì trong phòng chống tham nhũng” là thể hiện sự bất lực của Đảng và cho rằng “Đảng không có khả năng chống tham nhũng…”

Vậy tại sao tác giả lại sử dụng tính từ “kiên quyết, kiên trì” làm tiêu đề cuốn sách? Những định hướng tư tưởng, cách tiếp cận về công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng tiêu cực là gì? Những suy diễn, quy kết phiến diện về cuốn sách cần được xem xét như thế nào? Về mặt ngôn ngữ, “kiên quyết” là sự quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đã định, dù gặp khó khăn cản trở nhưng không từ bỏ…; biểu hiện cho sự nhất quán, trước sau như một, không thay đổi mục tiêu. “Kiên trì” là sự kiên định vững vàng trước khó khăn, thử thách hoặc thất bại, nhất định không từ bỏ con đường đã chọn; “kiên quyết” cho thấy sự nhất quán, vững vàng, không giao động, tập trung toàn bộ phương tiện, điều kiện để hành động; “kiên trì” cho thấy sự nỗ lực, bền bỉ, giám chấp nhận "hiểm nguy" để đạt được mục tiêu. Kiên trì và kiên quyết đều được đo lường bằng thời gian và những thử thách gặp phải.

Ban biên tập Cuốn sách nhấn mạnh “kiên quyết, kiên trì” thể hiện rõ quan điểm của Tổng Bí thư về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt, liên tục, không ngừng và không có vùng cấm, trong cả lĩnh vực công và lĩnh vực tư, ở mọi cấp, không loại trừ ai; kiên quyết đấu tranh, chấp nhận va chạm, không nể nang, né tránh hay loại trừ bất kỳ đối tượng nào, đồng thời chiến đấu với những suy diễn, xuyên tạc, vu cáo của các phần tử bất mãn, tiêu cực, thù địch về cuộc chiến chống tham nhũng tiêu cực hiện nay. Thời gian qua, cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta đã gặp phải sự phá hoại của không ít phần tử xấu, với những vu cáo “đấu đá nội bộ”, thanh trừng người chống đối hay xuyên tạc kiểu: “ diệt trừ phe cánh” về lợi ích, “mất đoàn kết”... Nhưng với sự “kiên quyết” của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và cá nhân đồng chí Tổng bí thư, những vụ án lớn như Việt Á, “chuyến bay giải cứu” đã xử lý đến cán bộ cấp cao, hàm “tứ trụ”, minh chứng cho quyết tâm chính trị cao và thể hiện sự "kiên quyết" loại bỏ cán bộ biến chất, tham nhũng, làm trong sạch tổ chức Đảng, giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng; khẳng định sự nhất quát, thẳng thắn của Đảng đối với những khuyết điểm, hạn chế của mình, giám nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh. Đặc biệt, khi Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh cuộc chiến chống tham ô, tham nhũng thì các phần tử cơ hội, bất mãn rêu rao “Cộng sản không bao giờ ngăn chặn được tham nhũng”, “muốn xóa bỏ tham nhũng thì cần xóa bỏ chế độ cộng sản”… Đây thực chất là sự bịa đặt “lố bịch” của những kẻ thiếu hiểu biết, bởi chúng không muốn Đảng ta vững mạnh nên càng không muốn Đảng ta ngăn chặn được tham nhũng tiêu cực; mà tham nhũng bản chất là việc lợi dụng chức vụ, quyền lực để thực hiện hành vi vụ lợi, chiếm đoạt tài sản chung thành của riêng, tham nhũng đã xuất hiện từ khi hình thành bộ máy chính quyền nhà nước, qua nhiều thể chế chính trị như: Chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản... nên tham nhũng không phải xuất phát từ Chủ nghĩa Cộng sản. Hiện nay, ở các nước tư bản tiên tiến như: Pháp, Hàn Quốc, Anh… nhiều nguyên thủ quốc gia của họ cũng bị cáo buộc, xử tù vì tham nhũng, Điều đó chứng tỏ tham nhũng chưa thể chấm dứt ở bất kỳ chế độ chính trị nào, cho nên cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực vẫn là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, bởi nơi nào có quyền lực thì dễ nảy sinh tham nhũng và khi nào quyền lực chưa được kiểm soát thì còn nảy sinh tham nhũng.

Điều đó, minh chứng cho quan điểm cần phải “kiên trì” trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên liên tục, không dừng lại, không lùi bước. Mặt khác, phương thức, thủ đoạn, biểu hiện của tham nhũng, tiêu cực ngày nay đã có những biến đổi không ngừng, đa dạng, khó định lượng; không chỉ tham nhũng tài sản hữu hình và tham nhũng tài sản “vô hình”, bằng những thủ đoạn tinh vi và biến tướng dưới nhiều hình thức, có sự móc ngoặc của nhiều cá nhân, tổ chức theo hệ thống riêng. Thực tiễn cho thấy, nhiều vụ án tham nhũng được điều tra, truy xét kéo dài nhiều năm, sử dụng nhiều lực lượng khác nhau mới có thể xác định hết các đối tượng, đòi hỏi sự nhất quán, kiên trì của cơ quan chức năng và người lãnh đạo. Vì vậy, với những vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều người, nhiều cấp, vượt ra khỏi phạm vi của địa phương, đơn vị, nếu cấp ủy ngại khó, né tránh, chùn bước trước áp lực dư luận hay thế lực chống lưng thì cuộc chiến chống tham nhũng tiêu cực không thể thành công được. Từ đó, đặt ra cho mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cấp ủy cần nhận thức rõ tư tưởng chỉ đạo, thấy được yêu cầu phải có sự kiên quyết và kiên trì trong cuộc chiến chống tham nhũng tiêu cực hiện nay.

Ở khía cạnh tư tưởng, khi đọc hết cuốn sách này, người đọc sẽ tìm thấy những bài viết cách đây 50 năm của Tổng Bí thư, cho thấy sự hình thành tư tưởng lãnh, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, thấy được sự kiên trì của người đứng đầu Đảng ta, minh chứng cho sự nỗ lực, bền bỉ để ngăn chặn bằng được tệ tham nhũng, tham ô trong bộ máy chính quyền. Mặt khác, chứng tỏ sự kiên trì, giữ gìn "sự trong sạch" của bản thân để 'xử lý tham nhũng" như đồng chí từng nêu " tay đã nhúng chàm thì không nói được ai".

Do đó, hiểu "kiên trì" trong phòng chống tham nhũng thì mỗi cán bộ, đảng viên cần thường xuyên rèn luyện bản thân, "kiên trì" giữ vững lập trường cách mạng trước cám dỗ, 'bẫy lợi danh", những "biến tướng khôn lường của lợi ích" giữ mình thanh liêm, trong sáng, ngăn chặn sớm nhất những nguy cơ của tệ nạn này. Nếu "kiên quyết, kiên trì" trong tựa đề cuốn sách thể hiện tư tưởng định hướng, chỉ đạo xuyên suốt cho công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực thì cụm từ "ngày càng trong sạch, vững mạnh" ở cuối tiêu đề cho thấy mục tiêu của công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Và kết luận, tác giả nhấn mạnh "ngày càng" cho định hướng "tốt hơn" chứ không dùng "mãi mãi", thể hiện sự nhắn gửi “sự nghiệp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham ô, tham nhũng cần được tiếp tục”, cho thấy tầm nhìn thực tiễn và nhận định khách quan, “không tô hồng”, "viễn tưởng hóa" những thành công đã đạt được; giúp cho mỗi cấp ủy, đảng viên nhận thức trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong việc "tiếp tục" sự nghiệp cao cả nhưng đầy cam go, thách thức này.

 

Tác giả: thị xã Hòa Thành ban tuyên giáo, Thanh Vi-BTG

Nguồn tin: BTG Tỉnh ủy:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay8,322
  • Tháng hiện tại8,322
  • Tổng lượt truy cập4,832,370
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây