Những điểm mới của Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thứ tư - 16/10/2024 09:20 376 0

Những điểm mới của Nghị định số 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 của Chính phủ  về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về công tác xử phạt vi phạm hành chính về đất đai sau khi Luật đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành. Ngày 4/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 

Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về công tác xử phạt vi phạm hành chính về đất đai sau khi Luật đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành. Ngày 4/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. 

Thứ nhất: Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác trái phép bị phạt tới 200 triệu đồng

          Theo điều 8 Nghị định ngày quy định cụ thể mức phạt đối với từng trường hợp sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Cụ thể, hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp bị phạt tiền từ 2 - 30 triệu đồng; hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 3-150 triệu đồng; hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất ở thuộc địa giới hành chính của xã bị phạt từ 20-200 triệu đồng tùy theo diện tích đất vi phạm.

          Nghị định nêu rõ hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì hình thức và mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt tương ứng với quy định trên theo khoản 5, Điều 12.

          Nghị định quy định hành vi sử dụng các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt từ 20-100 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm theo Điều 11 Nghị định này.

 Thứ hai: Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng

          Cụ thể, Nghị định quy định rõ mức phạt đối với các hành vi lấn đất và chiếm đất. Cụ thể, theo Điều 13, hành vi lấn đất hoặc chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý, được thể hiện trong hồ sơ địa chính thuộc địa giới hành chính của xã hoặc các văn bản giao đất để quản lý bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.

          Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp (không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất) không thuộc trường hợp  kể trên mà thuộc địa giới hành chính của xã thì cũng bị phạt từ 3-200 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất vi phạm.

          Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất không thuộc trường hợp mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng.

          Hành vi lấn đất hoặc chiếm đất phi nông nghiệp không thuộc trường hợp   mà thuộc địa giới hành chính của xã thì bị phạt từ 5 - 200 triệu đồng.

          Nghị định quy định rõ đối với hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thuộc địa giới hành chính của phường, thị trấn thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định ở trên và mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức.

          Mức phạt từ 10-500 triệu đồng đối với hành vi sử dụng đất mà Nhà nước đã có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng người được giao đất, cho thuê đất chưa được bàn giao đất trên thực địa.

          Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm.

          Thứ ba, về mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm

          Tại khoản 5 Điều 14 của Nghị định giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để quy định các trường hợp không có tính khả thi và mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất đối với hành vi hủy hoại đất. Quy định này giao quyền cho các địa phương xác định các trường hợp không có tính khả thi và mức độ khôi phục lại tình trạng ban đầu của hành vi hủy hoại đất để đảm bảo sự phù hợp với thực tế từng địa phương, qua đó đảm bảo tính khả thi và phù hợp với từng địa phương cụ thể.

          Quy định trên có hiệu lực từ ngày 4/10/2024.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập83
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm81
  • Hôm nay3,470
  • Tháng hiện tại94,371
  • Tổng lượt truy cập6,885,409
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây