TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

Thứ hai - 10/06/2024 09:08 221 0

TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

VÀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG VI PHẠM VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

 

Để đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh động vật hiệu quả, mỗi người dân, người chăn nuôi cần phải biết một số quy định sau:

1. Bệnh dại và một số quy định về bệnh dại.

Căn cứ Mục 1, Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có giới thiệu về bệnh dại như sau:

Bệnh Dại (Rabies) là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động vật máu nóng gây ra do vi rút Lyssa và Vesiculo thuộc họ Rhabdoviridae. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10 ngày phát bệnh, vi rút có thể gây nhiễm cho người và động vật khác. Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng.

Sức đề kháng của vi rút dại: Vi rút có sức đề kháng yếu, dễ bị bt hoạt ở nhiệt độ 56°C trong vòng 30 phút, ở 60°C trong 5-10 phút và ở 70°C trong 2 phút. Vi rút bị mất độc lực dưới ánh nng mặt trời và các chất sát trùng thông thường ở nồng độ 2-5%. Trong điều kiện lạnh 4°C, vi rút sống được từ vài tun đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 0°C vi rút sống được từ 3 đến 4 năm. Vi t dại được bảo tồn ch yếu trong cơ thể vật chủ.

Theo đó, hiện nay bệnh dại được xem là căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Được lây truyền thông qua vi rút xâm nhập qua các vết cắn, vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở. Và thường lây từ động vật máu nóng, chủ yếu là chó, mèo.

Theo khoản 1 Phụ lục 07 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT quy định về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi như sau:

Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi

1.1. Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo loài động vật nuôi như sau:

a) Bệnh ở trâu bò: Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục

b) Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn;

c) Bệnh ở dê, cừu: Lở mồm long móng, Nhiệt thán;

d) Bệnh ở gà, chim cút: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn;

đ) Bệnh ở vịt, ngan: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt;

e) Bệnh ở chó, mèo: Dại động vật.

1.2. Căn cứ yêu cầu thực tiễn của công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc điểm dịch tễ và sự lưu hành của tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, Cục Thú y trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bổ sung bệnh động vật phải phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin theo quy định tại mục 1.1 của Phụ lục này cho phù hợp.

Tại khoản 1, Điều 19, Luật thú y 2015 quy định: “Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cá nhân hành nghề thú y khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho nhân viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất”

2. Xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm công tác phòng chống dịch bệnh động vật:

Theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cách ly, chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

b) Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;

b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, chủ vật nuôi còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 khi có sự cố xảy ra, cụ thể:

1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Bên cạnh việc thực hiện trách nhiệm dân sự khi súc vật nuôi gây ra thiệt hại cho người khác, chủ nuôi động vật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả chết người./.

 

Phan Minh Trung, Tư pháp – Hộ tịch phường Long Thành Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm43
  • Hôm nay2,378
  • Tháng hiện tại120,970
  • Tổng lượt truy cập6,741,892
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây