Tiêu dùng thực phẩm chay an toàn

Thứ tư - 05/05/2021 22:00 267 0

Tiêu dùng thực phẩm chay an toàn

Ngày nay, ăn chay đối với nhiều người không chỉ là sở thích, mà còn là một thói quen lành mạnh và giúp nâng cao sức khỏe. Đứng trước nhu cầu đó, thị trường thực phẩm chay ngày càng phong phú, đa dạng không kém gì thực phẩm mặn. Vì vậy, đòi hỏi người tiêu dùng cần hiểu đúng và đủ trong việc chọn cho mình những thực phẩm an toàn chất lượng nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ngày nay, ăn chay đối với nhiều người không chỉ là sở thích, mà còn là một thói quen lành mạnh và giúp nâng cao sức khỏe. Đặc biệt, trong dịp lễ Vu Lan, lễ hội của Tôn giáo Cao Đài... thực phẩm chay được nhiều người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng.

Để đáp ứng nhu cầu đó các sản phẩm ăn chay cũng ngày một nhiều và đa dạng như: thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chay đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, hàng khô, thực phẩm chay sản xuất trong nước …các loại rau củ quả cũng ngày càng đa dạng và bắt mắt thu hút người tiêu dùng. Đứng trước một thị trường thực phẩm chay như thế, người tiêu dùng cần hiểu đúng và đủ trong việc chọn mua thực phẩm chay an toàn, chất lượng cho bản thân và gia đình.

thuc pham chay.png

Ảnh minh họa: Kinh doanh thực phẩm chay tại chợ truyền thống

Sản phẩm thực phẩm chay được chế biến sẵn hiện nay rất dễ mua, tiện lợi, các sản phẩm này hầu như đã được sơ chế sẵn, chỉ về chế biến như thực phẩm mặn, số khác có thể về chỉ hâm nóng lại là có thể dùng ngay, thay vì phải nhiều công đoạn như trước đây. Nhưng người mua rất khó để xác định được mức độ an toàn của những món ăn chay này.

Để bảo đảm độ dai và có hương vị tương tự như các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thủy sản, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chay bổ sung phụ gia, hương liệu thực phẩm tạo mùi, màu, chất định hình và chất chống ẩm mốc.... Từng loại nguyên liệu đều có nguy cơ mất an toàn thực phẩm như thực phẩm bị ôi thiu, thực phẩm nhiễm các loại nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh, nhiễm hóa chất độc hại. Việc không kiểm soát được nguyên liệu, khi chế biến không đảm bảo quy trình về vệ sinh làm cho sản phẩm dễ bị ô nhiễm có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn tiêu chảy....  làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng[1].

Không chỉ thực phẩm chay tươi mới tiềm ẩn nguy cơ, thực phẩm chay đóng hộp cũng có nguy cơ nếu quá trình đóng hộp có sự xâm nhập của vi khuẩn Clostridium botulinium. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử, vi khuẩn này tiết ra chất cực độc tác động lên thân kinh gây liệt cơ, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.

Để sản xuất thực phẩm chay an toàn, các cơ sở kinh doanh, sản xuất phải đáp ứng được các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc một trong các Giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000[2] hoặc tương đương còn hiệu lực.

Ngoài các điều kiện về nhà xưởng sản xuất, các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm chay cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; sử dụng phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục được cho phép của Bộ Y tế và phải thực hiện việc tự công bố chất lượng sản phẩm và tuân thủ các quy định về việc ghi nhãn hàng hóa, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng,…đối với sản phẩm nhập khẩu phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt rõ ràng, đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định[3].

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, khi mua thực phẩm, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ tất cả những thông tin xung quanh sản phẩm, tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm bị biến dạng, hàng không nhãn mác, khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời./.

[1] Trong quá trình chế thực phẩm chay nếu sử dụng phẩm màu tổng hợp trong thời gian lâu dài, vượt mức cho phép sẽ có hại cho sức khỏe. Các cuộc nghiên cứu trên động vật tại Mỹ cho thấy việc sử dụng phẩm màu gây u não, ung thư bàng quang, tuyến giáp, khối u ở thận và tuyến thượng thận (Website Bộ Y tế: https://www.moh.gov.vn/web/guest/home)

Đối với các loại thực phẩm chay tươi, nấm, theo quy trình phải được bảo quản ở nhiệt độ từ 1 – 50C để giữ được dưỡng chất, ngăn vi khuẩn phát triển, hạn sử dụng từ 5 - 7 ngày. Nếu để ở nhiệt độ thường hoặc quá hạn sử dụng, vi khuẩn, vi sinh vật sẽ sinh sôi, phát triển. Một khi ăn vào có thể gây ngộ độc với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, nôn, choáng váng… thậm chí tử vong.

 [2] - HACCP - Hazard Analysis and Critical Control Points: Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn.

- ISO 22000 - Food safety management systems - Requirements for any organization in the food chain: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm.

- IFS - International Food Standard: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế.

- BRC - BRC Global Standard for Food Safety- Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm.

- FSSC - Food Safety System Certification- Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm.

[3] Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2 tháng 2 năm 2018 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;  Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính Phủ về nhãn hàng hóa

Phòng Kinh tế

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập240
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm215
  • Hôm nay4,584
  • Tháng hiện tại21,047
  • Tổng lượt truy cập5,610,496
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thi đua khen thưởng
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây