UBND XÃ TRƯỜNG ĐÔNG TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI

Thứ năm - 23/05/2024 13:33 72 0

UBND XÃ TRƯỜNG ĐÔNG TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tây Ninh từ đầu năm 2024 đến nay trên địa bàn tỉnh ghi nhận 03 ca tử vong do bị chó dại cắn.

              Tại thị xã Hòa Thành, từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 02 trường hợp người tử vong nghi bị chó dại cắn tại xã Trường Đông. Tuy nhiên nguy cơ phát sinh bệnh dại trên động vật là rất cao do thói quen tiêu thụ thịt chó, mèo; công tác quản lý, lập sổ theo dõi chó, mèo nuôi còn chưa chặt chẽ; tình trạng thả rông chó, mèo không rọ mõm còn phổ biến.

               Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).

             Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại.

             Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó, mèo) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.

            Làm gì khi bị động vật cắn (động vật dại, nghi dại, động vật không rõ tiền sử tiêm ngừa dại) ?

            Khi bị chó mèo cắn, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây để phòng ngừa lây nhiễm vi rút bệnh dại:

           - Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc cồn Iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn.

          - Đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại.

         - Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào. Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết…, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

             Để chủ động phòng chống bệnh Dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Hai là: Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.

Ba là: Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Bốn là: Khi bị chó, mèo cắn, cào cần:

– Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

– Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

– Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.

– Đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.

– Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập335
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay10,341
  • Tháng hiện tại212,858
  • Tổng lượt truy cập5,802,307
Cuộc thi Tìm Hiểu CCHC thị xã Hòa Thành 2024
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây