Kinh tế số cho phép mỗi người dân có thể tiếp cận toàn bộ thị trường một cách nhanh chóng theo cách chưa từng có. Nếu như trước đây, người dân mang hàng ra chợ bán thì chỉ tiếp cận được vài chục đến vài trăm người trong khu vực địa lý hạn chế của mình. Còn hiện nay, với thương mại điện tử, người dân có thể bán hàng cho hàng triệu người, trên toàn thế giới. Thương mại điện tử là động lực chính thúc đẩy kinh tế số.
Mỗi người dân với một chiếc điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang là có thể trở thành một doanh nghiệp, là có thể tiếp cận cả thế giới.
Thương mại điện tử Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới, tập trung cho phát triển bền vững dựa trên sự kết hợp giữa thị trường và công nghệ. Thương mại điện tử bền vững đang dần trở thành động lực tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế số tại Việt Nam. Trong hai năm diễn ra đại dịch Covid-19, thương mại điện tử Việt Nam chứng kiến làn sóng tăng trưởng với số người mua sắm trực tuyến tăng nhanh cùng đông đảo doanh nghiệp và các hộ kinh doanh tích cực triển khai hoạt động chuyển đổi số.
Hiện nay, người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận các sàn thương mại điện tử do tỉnh phát triển như Voso (Bưu chính Viettel quản lý), nongsan.tayninh.gov.vn (Sở NNPTNT quản lý) và tayninhtrade.com (Sở Công thương quản lý) mở tài khoản thanh toán điện tử, đăng ảnh, quảng bá sản phẩm, tạo gian hàng, nhận đơn, đóng gói sản phẩm và quan trọng nhất là cam kết cung cấp sản phẩm đúng chất lượng cho khách hàng, sử dụng ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ý kiến bạn đọc