Những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014

Chủ nhật - 18/10/2015 00:35 48 0

Những điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường 2014

 

Ngày 01/7/2014, Quốc hội đã ban hành Luật số 55/2014/QH13 về Bảo vệ môi trường, Luật gồm 20 Chương và 170 điều, tăng 3 Chương và 34 Điều so với Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Luật kế thừa nội dung, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.  
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có những điểm mới rất quan trọng, góp phần giải quyết các vấn đề “nóng” về bảo vệ môi trường trong giai đoạn mới.
 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 bổ sung làm rõ thêm các nội dung sau:
1. Một số khái niệm giải thích về môi trường như: Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, sức khỏe môi trường, Hồ sơ môi trường, Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, Ứng phó với biến đổi khí hậu, Tín chỉ các-bon, An ninh môi trường.
2. Gắn các hoạt động Bảo vệ môi trường, tài nguyên với ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường; tôn vinh các tổ chức cá nhân có đóng góp cho môi trường
3. Thêm một mục riêng về Quy hoạch bảo vệ môi trường vào cùng Chương II: Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Thay đổi tên Cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) trong Luật năm 2005 thành Kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT) và trong KHBVMT nêu rõ các yêu cầu sau:
+ Đối tượng phải lập KHBVMT bao gồm cả các phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
+ Việc phê duyệt KHBVMT phân cấp không phải chỉ có UBND huyện, thành phố , thị xã thuộc tỉnh cấp xác nhận mà yêu cầu UBND tỉnh cấp xác nhận cho một số Dự án nằm trên địa bàn 2 huyện trở lên, Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý, Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Thời hạn cấp xác nhận KHBVMT là 10 ngày kể từ ngày nhận được bản KHBVMT hợp lệ, Luật năm 2005 trước là 5 ngày (thực tế khó thực hiện).
+ Quy định rõ trong trường hơp khi xảy ra sự cố môi trường thì chủ Dự án phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về Bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan có liên quan.
+ Các nội dung bổ sung thêm Quy định khác như yêu cầu Chủ Dự án phải cung cấp thông tin cho cơ quan thanh, kiểm tra hoặc các trường hợp phải lập lại KHBVMT hoặc phải lập báo cáo ĐTM thì trong Luật năm 2005 không quy định.
4. Quy định về việc lập Báo cáo ĐTM:
+ Bổ sung thêm đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường là các Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Quy định rõ các trường hợp phải lập lại báo cáo ĐTM, các dự án phải thực hiện tham vấn và các dự án không phải thực hiện tham vấn.
+ Thời hạn phê duyệt báo cáo ĐTM là 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo ĐTM đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của Cơ quan thẩm định, Luật năm 2005 là 15 ngày.
5. Quy định về việc lập Báo cáo ĐMC:
Trong Luật năm 2005 quy định cụ thể là Hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC phải có trên 50% số thành viên có chuyên môn về môi trường và các lĩnh vực liên quan đến dự án, Luật năm 2014 chỉ quy định chung là Hội đồng thẩm định báo cáo ĐMC do thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định ĐMC thành lập.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 bổ sung một số điểm mới về bảo vệ môi trường mà Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 chưa cụ thể:
1. Bổ sung 1 Điều về nội dung Bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
2. Bổ sung riêng chương IV về “Ứng phó với biến đổi khí hậu” trong đó quy định phải lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy định về quản lý phát thải nhà kính, quản lý các chất làm suy giảm tầng ô zôn, phát triển năng lượng tái tạo, phát triển năng lượng tái tạo thu hồi năng lượng từ chất thải,…
3. Bổ sung riêng một mục về bảo vệ môi trường và hải đảo, trong đó quy định kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo.
4. Bổ sung mục về bảo vệ môi trường đất, trong đó quy định về quản lý chất lượng môi trường đất, kiểm soát ô nhiễm môi trường đất.
5. Bổ sung mục về bảo vệ môi trường không khí, trong đó quy định về quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh, kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
6. Bổ sung trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong BVMT (Điều 68 chương VII)
7. Quy định về xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường.
8. Quy định Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường; phải được xác nhận hệ thống quản lý môi trường theo quy định của Chính phủ.
9. Đối với quy định về BVMT làng nghề bổ sung quy định về trách nhiệm của UBND cấp xã, huyện, tỉnh có làng nghề (Điều 70).
10. Đối với quy định về BVMT trong nhập khẩu phế liệu bổ sung trách nhiệm của Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu: Chỉ được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; phải tái xuất phế liệu không đáp ứng quy chuẩn môi trường, trường hợp không tái xuất được thì phải xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải; thực hiện ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định của Chính phủ.
11. Bổ sung nội dung về BVMT đối với Cơ sở nghiên cứu, Phòng thử nghiệm trong hoạt động chuyên môn phục vụ việc quản lý và BVMT;
12. Quy định về quản lý chất thải:
+ Bổ sung trách nhiệm của người tiêu dùng phải chuyển sản phẩm thải bỏ đến nơi quy định.
+ Giao cho Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức việc thu gom sản phẩm thải bỏ.
+ Bổ sung trách nhiệm của chủ đầu tư khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trong quản lý chất thải.
13. Bổ sung quy định đối với hệ thống xử lý nước thải: cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 còn Quy định về ban hành, triển khai thực hiện bộ Chỉ thị môi trường địa phương (Điều 132) giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện bộ chỉ thị môi trường địa phương trên cơ sở bộ chỉ thị môi trường quốc gia. Quy định rõ trách nhiệm của các cấp trong việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm (Điều 134) các quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành, mặt trận Tổ quốc, bổ sung trách nhiệm và quyền của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư. Quy định rõ trách nhiệm về Bồi thường thiệt hại về môi trường, bổ sung Nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, trong đó quy định rõ nguyên tắc xác định trách nhiệm của cá nhân gây ô nhiễm môi trường (Điều 164). Đồng thời, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 không quy định về xử lý Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường như Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 mà quy định về xử lý Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
 
                                                                                  PHAN DŨNG  

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm66
  • Hôm nay11,323
  • Tháng hiện tại245,295
  • Tổng lượt truy cập5,834,744
Cuộc thi Tìm Hiểu CCHC thị xã Hòa Thành 2024
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây