- 02/01/2024 10:58:00 AM
- Đã xem: 167
- Phản hồi: 0
Nếu không kịp thời cung cấp thông tin chính thống, chủ động định hướng dư luận thì sự nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng và đời sống xã hội sẽ mang đến nhiều hệ lụy khó lường.Thế nhưng, làm gì để minh bạch thông tin chính thống? Làm gì để cung cấp thông tin chính thống một cách chủ động, kịp thời, hiệu quả?... là những câu hỏi khó, cần sớm có lời giải và quyết liệt thực hiện.Sự “gà mờ” thông tin và hệ lụyGần đây, một số ý kiến cho rằng “lẽ nào lực lượng thù địch đã cài cắm vào nội bộ ta?”; vì sao bọn phản động lại nắm được một số thông tin “thâm cung, bí sử” khi người dân vẫn chưa biết, chưa tỏ. Kẻ thù đã tiến hành những thủ đoạn gì để “đi guốc” trong lòng tổ chức?... Hàng loạt hoài nghi như thế xem ra cũng có tính hợp lý theo một phương diện nào đó. Bởi lẽ, sau nhiều thông tin mà thế lực thù địch tung ra trước đó, thì lại xuất hiện trong đời sống chính trị đất nước.Xin khẳng định ngay rằng: Thực chất đây là những thông tin với hàm ý xấu. Có nghĩa, trong hàng nghìn, hàng triệu thông tin nhiễu loạn trên không gian mạng thì cũng có một số thông tin đoán mò và đúng. Vấn đề đáng bàn là chính cán bộ, đảng viên, quần chúng chưa cập nhật đầy đủ thông tin, chưa nhận rõ hình hài chiêu trò mà kẻ thù ngụy tạo, rồi sinh ra sự tin tưởng mù quáng. Sự thật là, khi tung tin thất thiệt, các lực lượng chống phá chủ ý vứt bừa lên không gian mạng với vô số phương án, câu chuyện vô căn cứ; chúng cố tình nhào nặn, giả định theo nhiều chiều hoặc đối ngược, hòng trông đợi: Nếu thông tin này không đúng thì có thông tin khác mang dáng vẻ của sự thuyết phục, rồi từ đó cấy ghép thêm tin giả, chi tiết bịa đặt nhằm chèo lái, gây nhiễu loạn dư luận. Ví như, vấn đề nhân sự của một cơ quan nào đó, phương án quy hoạch rõ mười mươi là một vài nhân sự cụ thể. Rõ là như thế nên chúng bịa ra nhiều tin đồn khác nhau: Tin thì đồng chí A sẽ nhậm chức, tin khác lại cho rằng đồng chí B sẽ xoắn ghế, tin khác nữa là đồng chí C được nâng đỡ, đấu đá nên ắt thành công... Cuối cùng, thể nào cũng có một tin được cho là đúng, hòng mục đích mị dân, bôi nhọ, chia rẽ đoàn kết nội bộ tổ chức.Trong khi, dưới góc độ khoa học tâm lý, người được tiếp nhận thông tin, khi cảm thấy có cái đúng thì thường ghi nhớ khá bền vững, tưởng rằng đó là thông tin thuyết phục, có tính xây dựng, rồi hồn nhiên cổ xúy, ủng hộ. Phần đông các đối tượng tiếp nhận thông tin không hề biết, hoặc quên đi hàng loạt thông tin sai lệch, bịa đặt, quy chụp do những kẻ hiềm khích chủ ý tạo dựng nên.Nói như vậy để thấy, hệ lụy tiếp nhận thông tin theo kiểu không thể phân biệt thật-giả, đúng-sai là do chính cán bộ và quần chúng vô tình phạm phải. Nếu mỗi người thật sự có lập trường chính trị vững vàng, có niềm tin vào cái đúng tất yếu, thì đương nhiên mọi thông tin được cấy ghép dù tinh vi cũng sẽ bị miễn trừ bởi tính mục đích xấu xa của nó. Và rồi, sẽ không còn nữa hiện tượng a dua, likes, share, comment thể hiện chính kiến một cách "gà mờ", dại dột...