Đẩy mạnh tuyên truyền công tác phân giới, cắm mốc biên giới Việt Nam – Campuchia năm 2018

Thứ hai - 09/04/2018 01:00 206 0

Đẩy mạnh tuyên truyền công tác phân giới, cắm mốc biên giới Việt Nam – Campuchia năm 2018

Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Hoà Thành vừa ban hành Kế hoạch số 104-KH/BTGHU, hướng dẫn công tác tuyên truyền công tác phân giới, cắm mốc biên giới Việt Nam – Campuchia năm 2018,  Cụ thể như sau:

Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: tiếp tục tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử của việc hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền; việc xây dựng, quản lý đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với mỗi nước; các văn bản pháp luật liên quan đến công tác biên giới, lãnh thổ, các hiệp định, hiệp ước hai bên đã ký kết về công tác biên giới và yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý biên giới trong tình hình mới. Tuyên truyền triển khai thực hiện 03 văn kiện quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc; Hiệp định hợp tác và bảo vệ khai thác tài nguyên du lịch Thác Bản Giốc và Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân đã ký kết tháng 11/2015, có hiệu lực từ tháng 01/2016 và kết quả triển khai trên thực tế. Tuyên truyền về quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài giữa các cấp chính quyền và nhân dân hai nước. Đấu tranh, phê phán các biểu hiện tiêu cực, các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới; phản bác các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng các vấn đề dân tộc, chủ quyền biên giới quốc gia nhằm kích động, chia rẽ quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Lào: tiếp tục tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử, lợi ích của việc hoàn thành công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới; xây dựng và quản lý đường biên giới hòa bình, hữu nghị đối với sự phát triển của mỗi quốc gia; các văn bản pháp lý liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới, các văn bản pháp lý song phương về biên giới đuợc hai bên ký kết trong đó có Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào, ký ngày 13/6/2016, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 05/9/2017. Tuyên truyền thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận giữa Chính phủ hai nước về việc di cư tự do và kết hôn không giá thú.

Tuyên truyền về quan hệ hữu nghị, đoàn kết, truyền thống gắn bó giữa nhân dân, chính quyền hai nước; khẳng định sự quan tâm, ủng hộ, tình cảm gắn bó thủy chung giữa Đảng, Chính phủ và nhân dân ta với Đảng, Chính phủ và nhân dân các bộ tộc Lào. Tuyên truyền, vận động người dân khu vực biên giới chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý biên giới của hai nước; đấu tranh, phê phán các biểu hiện tiêu cực, các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới.

Tăng cường tuyên truyền đối ngoại về tình đoàn kết, quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào đến với nhân dân bên kia biên giới và nhân dân thế giới; củng cố lòng tin và xây dựng, bồi đắp mối quan hệ hữu nghị giữa hai nhà nước và nhân dân hai nước.

Đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, chủ quyền biên giới quốc gia n nhằm kích động, chia rẽ tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa nhân dân hai nước.

Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích, kết quả phân giới, cắm mốc đã hoàn thành trên thực địa; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới đất liền giữa hai nước, của việc hoàn thành xây dựng đường biên giới rõ ràng, chính xác, hiện đại, có giá trị pháp lý đối với sự phát triển của mỗi nước và với hòa bình, ổn định của khu vực; nội dung, giá trị và sự phù hợp với luật pháp quốc tế của các văn bản pháp luật, hiệp ước, hiệp định Việt Nam và Campuchia ký kết về việc giải quyết biên giới đất liền; tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận giữa hai nước cũng như việc giải quyết các vấn đề còn tồn đọng; về công tác quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc theo quy định của pháp luật mỗi nước.

- Tuyên truyền về quan hệ hữu nghị, hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế; truyền thống gắn bó giữa hai dân tộc; các hoạt động hợp tác, giao lưu của các cấp chính quyền và nhân dân khu vực biên giới. Tuyên truyền, vận động người dân khu vực biên giới chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến hiện trạng quản lý biên giới của hai nước, củng cố trách nhiệm, tình cảm đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai nước và gìn giữ tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị; đấu tranh, phê phán các biểu hiện tiêu cực, các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới.

- Tập trung tuyên truyền phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh trên tuyến biên giới; tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, cơ hội hợp tác để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thúc đẩy giao thương của các địa phương khu vực biên giới, nhất là sau khi hai bên hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa; vai trò, trách nhiệm và đóng góp của các địa phương biên giới vào quá trình giải quyết vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại về ý nghĩa công tác phân giới, cắm mốc và xây dựng hệ thống mốc quốc giới chính xác, hiện đại, có giá trị pháp lý quốc tế với sự hợp tác, phát triển của hai nước; ý nghĩa, sự cần thiết của việc thúc đẩy giải quyết các vấn đề biên giới còn tồn đọng giữa hai nước; nỗ lực hợp tác của hai Nhà nước nhằm giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền; ý nghĩa và tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng Việt Nam - Campuchia với sự phát triển chung của khu vực.

- Phân tích, phê phán, bác bỏ kịp thời các quan điểm, thông tin và hành vi lợi dụng vấn đề biên giới lãnh thổ, dân tộc, tôn giáo, nhằm phá hoại mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Campuchia.

Các đơn vị, địa phương căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ, điều kiện cụ thể cũng như khả năng của mình để lựa chọn hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về công tác quản lý biên giới; công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền như: sách, báo, tài liệu tuyên truyền, panô, áp phích, tờ rơi, triển lãm, thi tìm hiểu, sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật về biên giới; tổ chức các cuộc trao đổi, tọa đàm, đối thoại, hội nghị, hội thảo và các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin hiện đại khác. Chú trọng hình thức tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua khu dân cư, tuyên truyền bằng ngôn ngữ của đồng bào các dân tộc ít người; tranh thủ uy tín của trưởng ấp, người có uy tín trong cộng đồng; tăng cường hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông hiện đại nhất là trên mạng xã hội Facebook.

                                                                                    Thanh Vi

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay4,560
  • Tháng hiện tại90,198
  • Tổng lượt truy cập6,711,120
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây