Rau đay Corchorus cappsularis L. thuộc họ đay -(Tiliaceae) là loại rau dại được trồng phổ biến trong nhân dân. Người ta hường dùng rau day nấu canh ăn để giải nhiệt, giảm nóng bức trong mùa hè. Ngoài công dụng nấu canh ăn rau đay còn là vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe của con người.
Nghiên cứu thành phần hóa học cho thấy, trong rau đay có: Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650mg%, acid ôxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamine B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị, vitamin E 141...Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid.
Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng làm thuốc mát, giải nhiệt, bổ, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng. Lá làm tăng tiết sữa, chữa rắn cắn; hạt lợi tiểu, chữa bệnh cổ trướng ...
Sau đây là một số bài thuốc đơn giản từ rau đay:
- Chữa hen: Hạt đay 12g ( giã nát sao), xơ mướp 20g ( băm nhỏ sao) Sắc uống ngày 02 lần.
- Cổ trướng: Hạt đay 12g (sao), tang bạch bì 24g, trần bì 12g, gừng sống 03 lát. Sắc uống.
- Phụ nữ sau sinh ít sữa: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 - 200g lá rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính. Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 - 250g lá rau đay.
- Chữa rắn cắn: ngọn rau đay, nõn chuối tiêu, dây kim cang, giã nhỏ thêm nước, gạn uống nước bã đắp vào vết rắn cắn.
- Nhuận tràng, chữa táo bón: Rau đay 100g, rau mồng tơi 50g, khoai sọ 02 củ, rữa sạch thái nhỏ nấu canh ăn hằng ngày.
- Chữa cảm say nắng: Rau đay tươi một nắm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cho uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương. Làm vài lần trong ngày. Hay có thể lấy từ 20g hạt rau đay sắc uống nóng cho toát mồ hôi ra.
Triều Lý