Hiện tại nhiều người còn chưa biết thế nào là truy xuất nguồn gốc và làm thế nào cho đúng hoặc đang hiểu sai về truy xuất nguồn gốc (TXNG). Mọi người cứ nghĩ là tạo ra cái mã QR Code rồi dán lên sản phẩm với một vài thông tin cơ bản là TXNG nhưng không phải. Hiện tại đến 95% mã Qr Code được dán lên các sản phẩm trong siêu thị không phải là mã TXNG mà chỉ là truy xuất thông tin. Mã TXNG đúng cần đảm bảo truy xuất được toàn bộ quá trình sản xuất - chế biến - phân phối sản phẩm và phải đảm bảo có 5 điều kiện sau:
1. Xem được đầy đủ thông tin về sản phẩm theo quy định lưu hành và công bố sản phẩm;
2. Truy xuất được chuỗi liên kết tạo ra giá trị sản phẩm (các cá nhân và tổ chức có tham gia hoặc liên quan đến quá trình sản xuất - chế biến - phân phối sản phẩm);
3. Xem được chỉ dẫn địa lý của vùng sản xuất ra sản phẩm;
4. Xem được các giấy tờ và các chứng nhận về thành phần, chất lượng và các công nhận về sản phẩm;
5. Chứng minh được lịch sử sản xuất - chế biến - phân phối sản phẩm thông qua nhật ký hoạt động điện tử được đóng góp bởi tất cả các thành viên trong chuỗi liên kết giá trị sản phẩm.
Căn cứ thực hiện truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý Hệ thống truy xuất nguồn gốc;
- Công văn số 1735/BKHCN-TĐC ngày 14/6/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc triển khai Đề án truy xuất nguồn gốc;
- Quyết định số 518/QĐ-UBND ngày 01/3/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
- Kế hoạch số 939/KH-UBND ngày 11/5/2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030.
Theo Kế hoạch số 939/KH-UBND ngày 11/5/2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2020-2025 như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến lợi ích, tầm quan trọng TXNG;
- Xây dựng Cổng thông tin TXNG sản phẩm, hàng hoá của tỉnh;
- Áp dụng TXNG đối với sản phẩm, hàng hoá theo yêu cầu quản lý, lĩnh vực và theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;
- Triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tài liệu hướng dẫn áp dụng Hệ thống TXNG;
- Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân áp dụng Hệ thống TXNG;
- 30% tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch áp dụng Hệ thống TXNG.
Mục tiêu trong giai đoạn 2026-2030 như sau:
- Tăng cường hỗ trợ tổ chức, cá nhân áp dụng Hệ thống TXNG;
- Phát triển ít nhất 70% tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch áp dụng Hệ thống TXNG;
- Hoàn thiện việc xây dựng, áp dụng và quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, hàng hoá của tỉnh vào Cổng thông tin TXNG quốc gia.
Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Kế hoạch số 939/KH-UBND:
- Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo và tập huấn về các hoạt động TXNG;
- Nghiên cứu và xây dựng hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho cổng thông tin TXNG của tỉnh;
- Triển khai, áp dụng Hệ thống TXNG của tỉnh;
- Tăng cường xã hội hoá và tận dụng các nguồn lực trong việc triển khai Hệ thống TXNG.
Theo Kế hoạch số 939/KH-UBND, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ:
- Vận động, giới thiệu, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tại địa phương xây dựng, áp dụng Hệ thống TXNG;
- Phối hợp với các, sở, ban, ngành tỉnh: Tuyên truyền về lợi ích, tầm quan trọng của TXNG, các nội dung của Đề án 100, KH số 939/KH-UBND; Đề xuất danh mục sản phẩm, nhóm sản phẩm ưu tiên, bắt buộc triển khai TXNG; Giám sát việc áp dụng Hệ thống TXNG tại địa phương./.
PHÒNG KINH TẾ THỊ XÃ HÒA THÀNH
Ý kiến bạn đọc