SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG

Thứ sáu - 19/11/2021 17:00 191 0

SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG

Sản xuất và tiêu dùng bền vững là việc sử dụng các dịch vụ và sản phẩm có liên quan để đáp ứng các nhu cầu cơ bản và mang lại một cuộc sống tốt hơn, đồng thời giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu độc hại cũng như giảm thiểu phát thải trong suốt vòng đời sản phẩm, sao cho không làm tổn hại đến việc thoả mãn các nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Sản xuất bền vững là việc khai thác các nguồn tài nguyên một cách kinh tế và hiệu quả hơn, giảm lượng chất thải và bảo vệ môi trường. Tiêu dùng bền vững là tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế.

Mục tiêu chủ yếu của sản xuất và tiêu dùng bền vững là: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng; Sử dụng tài nguyên tái tạo và sản phẩm thân thiện môi trường; Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; Duy trì tính bền vững của hệ sinh thái.

Các văn bản về sản xuất và tiêu dùng bền vững:

- Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030;

- Quyết định số 3529/QĐ-BCT ngày 30/12/2020 của Bộ Công thương ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công thương thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030;

- Quyết định số 2072/QĐ-UBND, ngày 01/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg, ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh của UBND tỉnh, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2021-2025 như sau:

- Giảm 5 - 8% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể: Dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, giấy va chế biến;

- 70% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Xây dựng, áp dụng 01 - 02 mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Tổ chức 01 - 02 cuộc tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững;

- 85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân huỷ; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuổi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại;

- Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.

Mục tiêu đến năm 2030 như sau:

- Giảm 7 - 10% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể: Dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, giấy va chế biến;

- 100% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Tổ chức 02 - 03 cuộc tuyên truyên, phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững;

- 100% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân huỷ.

Các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh:

- Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh;

- Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm;

- Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững;

- Thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái;

- Đẩy mạnh phát triển thị trường bền vững, cung cấp thông tin cho người tiêu dùng;

- Đẩy mạnh mua sắm bền vững;

- Nâng cao năng lực, tăng cường giáo dục và thực hành lối sống bền vững;

- Đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Phát triển khoa học công nghệ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững;

- Thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với chất thải;

- Thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng.

Theo Kế hoạch này, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch trên địa bàn; phối hợp các sở ngành tỉnh thực hiện  18 Nội dung công việc cụ thể như: tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn; hướng dẫn thực hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả năng lượng và nguyên nhiên vật liệu; phổ biến và nhân rộng các thực hành tốt về thu gom, giảm thiểu và tái sử dụng chất thải; xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình nuôi trồng bền vững; xây dựng các mô hình về lối sống bền vững, hướng dẫn thực hành tốt về lới sống bền vững, nhân rộng các thực hành tốt về mua sắm công xanh, …. UBND cấp huyện là đơn vị chủ trì công việc Phổ biến, nhân rộng mô hình cụm công nghiệp sinh thái và bền vững./.

 

PHÒNG KINH TẾ THỊ XÃ HÒA THÀNH

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập72
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay2,235
  • Tháng hiện tại97,862
  • Tổng lượt truy cập6,888,900
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây