Những năm qua, hoạt động nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh hầu hết tự phát, việc quản lý còn nhiều bất cập. Từ khi Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành và Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ, Hướng dẫn Chi tiết Luật chăn nuôi. Căn Cứ Điều 25 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP quy định về quản lý nuôi chim yến.
Câu hỏi 1 : Điều kiện để được xây nhà nuôi chim yến
Ông A hỏi, ông có được xây dựng nhà nuôi chim yến trên phần đất cây nông nghiệp lâu năm của gia đình không ? Căn cứ luật, ông phải làm những thủ tục nào để được đăng ký cấp phép xây dựng nhà nuôi chim yến trên địa bàn ?
Từ ngày 1/1/2020 khi Luật Chăn nuôi bắt đầu có hiệu lực thì Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến hết hiệu lực.
Việc xây dựng nhà nuôi chim yến của ông A phải tuân thủ theo Điều 64 Luật Chăn nuôi và Điều 25 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi. Trong đó có quy định vùng nuôi chim yến do UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh quyết định.
Theo pháp luật quy định, nếu khu đất nhà ông A nằm trong khu vực vùng nuôi chim yến đã được tỉnh quy hoạch thì ông có quyền được phép xây dựng nhà nuôi chim yến.
Câu hỏi 2 : Hàng xóm nuôi chim yến gây ồn ào thì có bị xử lý không
Hiện nay, đã có quy định nào cấm việc nuôi chim yến trong khu dân cư, chỉ quy định về việc sử dụng âm thanh dẫn dụ chim yến tại Điều 25 nghị định số 13/2020/NDCP :
Thời gian phát loa phóng để dẫn dụ chim yến từ 5 giờ đến 11 giờ 30 và từ 13 giờ 30 đến 19 giờ mỗi ngày, trừ trường hợp quy định tại điểm đ của nghị định
Nếu việc nhà xung quanh sử dụng âm thanh dẫn dụ chim yến vượt mức quy định nêu trên thì chủ cơ sở nuôi chim yến có thể bị phạt tiền tại Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
Người viết
Võ Thị Kim Phượng
Ý kiến bạn đọc