Hòa Thành phát động Phong trào thi đua “Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2021-2025

Thứ năm - 27/10/2022 10:50 1.374 0

Hòa Thành phát động Phong trào thi đua “Xây dựng, duy tu,  bảo dưỡng sửa chữa đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2021-2025

Căn cứ Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2021 của UBND thị xã Hòa Thành Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới thị xã Hòa Thành giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2021 của UBND thị xã Hòa Thành về việc phát động Phong trào thi đua “Hòa Thành chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 4900/KH-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về Kế hoạch phát động Phong trào thi đua “Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Công văn số 158/SGTVT ngày 18/02/2022 của Sở Giao thông vận tải Tây Ninh về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 4900/KH-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về Kế hoạch phát động Phong trào thi đua “Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2021-2025;

Ngày 28/02/2022, UBND thị xã Hòa Thành ban hành Kế hoạch số 47/KH-UBND phát động Phong trào thi đua “Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2021-2025, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa Kế hoạch phát động Phong trào thi đua “Hòa Thành chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch phát động Phong trào thi đua “Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2021-2025; tạo sự thống nhất giữa các cấp, các ngành, các xã trên địa bàn, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc tham gia, thực hiện công tác xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025.

- Tổng kết, nêu gương điển hình tiên tiến có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua “Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2021-2025 để biểu dương, khen thưởng kịp thời và phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.

2. Yêu cầu

- Thực hiện Phong trào thi đua là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị của thị xã và hoạt động của các Khối thi đua từ nay đến năm 2025.

- Phong trào thi đua phải được triển khai sâu, rộng đến cơ sở, địa bàn dân cư với hình thức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Quan tâm phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, phổ biến những sáng kiến, kinh nghiệm hay, những cách làm sáng tạo trong thực hiện các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về xây dựng, duy tu, sửa chữa, bảo trì đường giao thông nông thôn.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU THI ĐUA

1. Mục tiêu thi đua

Phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo duy trì chức năng sử dụng của các tuyến đường giao thông; tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp với các tuyến đường giao thông nông thôn; hạn chế tai nạn giao thông phấn đấu xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thị xã Hòa Thành.

2. Các chỉ tiêu thi đua

- 100% số tuyến đường đảm bảo duy trì đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.

- 100% số tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã được thường xuyên tuần tra, kiểm tra theo hướng dẫn tại Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn về Quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn; Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 23/4/2014 của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn; Quyết định số 4251/QĐ-BGTVT ngày 01/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải Phê duyệt đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn đến năm 2020”...

- Hằng năm lập kế hoạch cho công tác xây dựng, duy tu, sửa chữa, bảo trì đường giao thông nông thôn trên địa bàn; tổ chức thực hiện theo kế hoạch hoặc vận động doanh nghiệp, cộng đồng dân cư đảm bảo:

+ 100% số tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã được duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời đảm bảo nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa nông sản cho người dân.

+ Hệ thống thoát nước trên các tuyến đường giao thông đảm bảo hoạt động hiệu quả, các tuyến đường không lầy lội, ngập úng vào mùa mưa.

+ Hệ thống báo hiệu đường bộ trên các tuyến đường được trang bị đúng theo quy chuẩn kỹ thuật, thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng.

+ Hệ thống chiếu sáng được bố trí tại các vị trí nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông; tại các ngã ba, ngã tư trên các tuyến đường xã.

+ Tối thiểu 50% số tuyến đường được cải tạo cảnh quan đảm bảo xanh-sạch-đẹp, thông thoáng, có trồng cây tạo bóng mát hai bên.

+ Các tuyến đường giao thông nông thôn đảm bảo an toàn giao thông, không xảy ra tai nạn giao thông chết người.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng,chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội các cấp trong việc phát động, tổ chức, thực hiện phong trào thi đua. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; vai trò, trách nhiệm của thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới đối với việc tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát phong trào thi đua từ thị xã đến cơ sở.

2. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của thị xã, các xã trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với thực tế làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua.

3. Phòng Quản lý đô thị phối hợp với UBND các xã thường xuyên rà soát, cập nhật, tổng hợp số liệu hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn làm cơ sở để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch.

4. UBND các xã tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện phòng trào thi đua theo các chỉ tiêu thi đua của kế hoạch.

5. Phòng Quản lý đô thị, UBND các xã cử cán bộ phụ trách giao thông tham gia các lớp tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng do Sở Giao thông vận tải tổ chức nhằm nâng cao kỹ năng quản lý, khai thác, vận hành các công trình giao thông đã được đầu tư nâng cấp.

IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG

1. Tiến độ thực hiện

a) Năm 2022: Ban hành Kế hoạch phát động Phong trào thi đua “Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường giao thông nông thôn” giai đoạn 2021-2025.

b) Năm 2023: Các cơ quan, đơn vị cấp thị xã; UBND các xã chủ động tiến hành Hội nghị sơ kết và khen thưởng theo thẩm quyền.

UBND thị xã sơ kết Phong trào thi đua sau khi các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức Hội nghị sơ kết.

c) Năm 2025: Các cơ quan, đơn vị cấp thị xã; UBND các xã chủ động tiến hành Hội nghị tổng kết và khen thưởng theo thẩm quyền.

UBND thị xã tổng kết Phong trào thi đua sau khi các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức Hội nghị tổng kết.

2. Công tác khen thưởng

Các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND thị xã; UBND các xã chủ động thực hiện theo thẩm quyền khi thực hiện khen thưởng hàng năm, khen thưởng sơ kết, tổng kết thực hiện phong trào thi đua.

Việc bình xét, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thị xã khen thưởng: Thực hiện theo các hướng dẫn của ngành cấp trên.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp đề ra nội dung và biện pháp triển khai có hiệu quả phong trào thi đua, công tác khen thưởng.

2. Phòng Quản lý đô thị

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách giao thông của các xã trong nâng cao kỹ năng quản lý, khai thác, vận hành các công trình giao thông đã được đầu tư nâng cấp do Sở Giao thông vận tải tổ chức.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan, các địa phương kiểm tra, đánh giá việc đầu tư xây dựng mới; công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn trong việc tuân thủ các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn.

3. Phòng Văn hóa và Thông tin

- Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống thông tin cơ sở tổ chức tuyên truyền các cách làm, giải pháp hay, sáng tạo của các địa phương trong xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội trên địa bàn thị xã, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp đăng tải, phát tán các thông tin sai trái về chủ trương, giải pháp xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn trên môi trường mạng.

4. Phòng Nội vụ

- Chủ trì phối hợp với Phòng Quản lý đô thị ban hành Hướng dẫn liên ngành khen thưởng theo quy định.

- Lồng ghép công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện phong trào thi đua này vào Kế hoạch kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng của UBND thị xã, Kế hoạch giám sát công tác thi đua, khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thị xã.

5. Phòng Tài chính – Kế hoạch:

Tham mưu UBND thị xã cân đối, bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra.

6. Đề nghị Ủy ban Mt trn Tổ quốc Việt Nam thị xã và cấp xã, các tổ chức chính trị xã hội các cấp: Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia đóng góp, thực hiện việc xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn; Tổ chức các hoạt động giám sát trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước triển khai, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025 đề ra trong kế hoạch; Thực hiện phản biện và góp ý xây dựng các chính sách có liên quan đến đời sống nhân dân.

7. UBND các xã rà soát, tổng hợp số liệu hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn làm cơ sở để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch; bố trí, đảm bảo nguồn lực để thực hiện kế hoạch đề ra. Đồng thời có giải pháp hiệu quả trong tổ chức, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và cộng đồng dân cư chung tay góp sức, đóng góp cùng nhà nước thực hiện đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đường giao thông nông thôn; đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Căn cứ vào kế hoạch này xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đảm bảo nội dung, chất lượng và tiến độ. Đồng thời tổ chức thực hiện kế hoạch, thường xuyên báo cáo về UBND thị xã qua (Phòng Quản lý đô thị) làm cơ sở sơ kết, tổng kết phong trào thi đua.

8. Hàng năm, các cơ quan, ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội cấp thị xã; UBND các xã báo cáo tình hình tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa đường giao thông nông thôn” về Phòng Quản lý đô thị để tổng hợp, báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng thị xã và Chủ tịch UBND thị xã./.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay5,197
  • Tháng hiện tại48,248
  • Tổng lượt truy cập6,491,520
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây