Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống mua bán người

Thứ hai - 01/08/2022 16:42 346 0
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, quyền con người, quyền tự do dân chủ phải được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm, bảo vệ bằng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Theo quan điểm của Người, “sự bình đẳng trong xã hội ở nơi pháp luật”,“dân chủ đúng đắn cũng ở nơi pháp luật”.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Phòng, chống mua bán người

Trong Luật Phòng, chống mua bán người 2011 có quy định cấm các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau:

Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

Chuyển giao hoặc tiếp nhận người  hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển chứa chấp người khác để thực hiện hành vi bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điều trên;

Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi trên;

Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật;

Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại các điều trên;

Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;

Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân;

Giả mạo là nạn nhân.

Người thực hiện hành vi trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che, dung túng, xử lý không đúng hoặc không xử lý hành vi bị nghiêm cấm trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Người giả mạo là nạn nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải hoàn trả khoản kinh phí hỗ trợ đã nhận./.

Nguồn: Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Tây Ninh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay8,016
  • Tháng hiện tại126,608
  • Tổng lượt truy cập6,747,530
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây