Cảm mạo là bệnh thường gặp và phát sinh khi cơ thể trúng gió, triệu chứng ban đầu thường thấy là nghẹt mũi, xổ mũi, nhảy mũi, đau nhức các khớp chân tay. Thường khoảng 5 đến 7 ngày sau thì các triệu chứng trên giảm đi. Tuy nhiên nếu không biết cách sinh hoạt, ăn uống và chế độ nghĩ ngơi hợp lý trong lúc bị cảm mạo thì bạn có thể làm cho tình trạng bệnh của mình trở nên nặng hơn dẫn đến các biến chứng khác nguy hiểm. Sau đây là 05 điều cấm kỵ cần tránh khi cảm mạo:
1. Kỵ ăn nhiều “chất tanh”: Khi phát sốt cảm mạo, nhu động ruột giảm mạnh, dịch tiêu hóa tiết ra ít, ăn các thực phẩm có đạm cao, mỡ cao sẽ làm cho việc thèm ăn giảm xuống, thậm chí dẫn đến không tốt cho tiêu hóa, cho nên khi cảm mạo nên ăn các thức ăn thanh đạm dễ tiêu hóa như cháo loãng và rau cải là thích hợp nhất cho cơ thể.
2. Kỵ tắm rửa:Trị cảm mạo thường dễ ra mồ hôi để giảm bớt nóng sốt. Nhưng một số người sau khi mồ hôi ra do xông cảm hay ăn cháo cảm thì vội đi tắm ngay cho sạch sẽ, dẫn đến khi tắm lại lần nữa bị lạnh, làm cho tình trạng bệnh càng thêm nặng. Sau khi ra mồ hôi có thể dùng khăn lông lau sạch mồ hôi, thay đồ lót, bệnh giảm thì có thể nhúng khăn vào nước ấm vắt khô lau người hay bệnh khỏi hẳn thì có thể tắm lại bình thường.
3. Kỵ lao động quá độ: Vào thời kỳ đầu bị cảm nhiều người thử tập thể dục nhiều hơn hoặc lao động thể lực cho ra mồ hôi để trị cảm, điều này chỉ có thể làm tăng thêm tiêu hao cơ thể, giảm sức đề kháng làm bệnh nặng thêm.
4. Kỵ hút thuốc uống rượu: hút thuốc uống rượu kích thích niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa, làm căng huyết quản, càng làm cho các triệu chứng bệnh về đường hô hấp như nghệt mũi, chãy nước mũi, ho nặng thêm.
5. kỵ uống thuốc không đúng:Cảm mạo chia ra phong hàn, phong nhiệt, biểu hư, biểu thực, khi trị bệnh nên phân rõ hàn nhiệt hư thực, dùng đúng bệnh mới có hiệu quả cao.
Những điều lưu ý trên nếu chúng ta biết và phòng tránh hiệu quả thì khi bị bệnh cảm mạo sẽ hết trong thời gian ngắn.
Triều Lý