Một số lưu ý về Bệnh sốt phát ban và cách phòng trị

Chủ nhật - 17/04/2011 03:55 154 0

Một số lưu ý về Bệnh sốt phát ban và cách phòng trị

 

Sốt phát ban là danh từ chung chỉ các dạng sốt có kèm nổi ban trên cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sốt có kèm phát ban nhưng chủ yếu là do siêu vi gây nên trong đó phải kể đến như: siêu vi thuỷ đậu, rubella, sởi, dengue, siêu vi gây bệnh chân, tay miệng, thấp tim… hoặc những bệnh rối loạn chuyển hoá gây ban như viêm thận, luput ban đỏ, giang mai,…
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn. Hầu hết trẻ em đều có ít nhất 1 lần mắc bệnh này, bệnh được biểu hiện bằng sốt và nổi nhiều chấm đỏ rải rác toàn thân (phát ban).
Bệnh do nhiều loại siêu vi gây ra nhưng có 2 nguyên nhân chính gây bệnh sốt phát ban là siêu vi sởi và siêu vi gây bệnh rubella. Bệnh sởi còn gọi là ban đỏ, còn bệnh rubella còn gọi là ban đào.
Ðây là bệnh lây theo đường hô hấp do người lành hít phải các chất có siêu vi trùng gây bệnh khi người bệnh ho hay hắt hơi.
1. Rubella (hay sởi Đức)
- Người bệnh có các biểu hiện: sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch. Triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có.
- Sau 1-7 ngày sẽ nổi ban. Ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng. Ban tồn tại 1-5 ngày, hay gặp nhất là 3 ngày.
- Ngoài ra, có thể 1-2 ngày người bệnh đã sốt và phát ban khắp người chứ không theo trật tự và để lại vết thâm như sốt phát ban dạng sởi.
2. Sởi
- Các triệu chứng ban đầu gồm: sốt cao đột ngột, đau người, viêm đường hô hấp, ho, chảy nước mũi...
- Sau 2-3 ngày nổi ban ở mặt, gáy, sau đó lan ra khắp người và các ban bay dần sau khoảng 3 ngày.
- Sau khi các ban bay hết vẫn để lại những vết thâm.
Giai đoạn các ban lặn có thể để lại biến chứng. Trẻ em hay bị viêm nhiễm đường hô hấp, với người lớn là viêm não.
Rubella và Sởi chỉ nguy hiểm khi có biến chứng, các biến chứng thường gặp của sởi là viêm phổi, viêm tai giữa, kiết lỵ và nặng hơn là viêm não. Rubella thì rất lành tính ở trẻ em, rất hiếm gặp biến chứng. Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai trong vòng 3 tháng đầu mắc bệnh rubella sẽ ảnh hưởng đến thai nhi gây sẩy thai, sinh non, thai nhi sinh ra mắc nhiều tật ở mắt, tim, não.
Bệnh sốt phát ban có thể  điều trị tại nhà bằng cho trẻ uống thuốc hạ sốt nếu có sốt, thuốc giảm ho, cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu. Cần mang trẻ đến bệnh viện khi trẻ sốt cao không hạ, thở mệt, tiêu phân có máu, chảy mủ tai, co giật hôn mê vì lúc này trẻ đã có biến chứng.
Phòng ngừa bệnh sốt phát ban
Cần cách ly trẻ bệnh, nhưng cách này rất  khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban.
Cách phòng ngừa tốt nhất là chủng ngừa:
- Sởi có thể chích ngừa khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Rubella được chích chung với quai bị và sởi trong cùng 1 lần  khi trẻ được 12 tháng tuổi.
Không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn. Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên không nên để trẻ bị lạnh. Kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.
Thời tiết hiện nay đang là thời điểm thuận lợi cho các bệnh sốt phát ban bùng phát, điển hình là bệnh Rubella, vì vậy phải có sự phân biệt để tránh nhầm lẫn giữa sởi và các bệnh sốt phát ban khác./.
 
Phòng Y tế Hòa Thành
 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay4,193
  • Tháng hiện tại99,820
  • Tổng lượt truy cập6,890,858
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây