Công tác Dân Số- Kế hoạch hóa gia đình huyện Hòa Thành sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW, ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị khóa IX.

Thứ hai - 29/12/2014 05:15 72 0

Công tác Dân Số- Kế hoạch hóa gia đình huyện Hòa Thành sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW, ngày 22/3/2005  của Bộ Chính trị khóa IX.

 

Tiếp thu Nghị quyết của Trung ương, Kế hoạch số 105-KH/TU của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 06-KH/HU, ngày 07/12/2005; Kế hoạch số 141-KH/HU, ngày 10/9/2010 và Công văn số 203-CV/HU, ngày 18/5/2012 về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình để thực hiện Kết luận của Trung ương và Kế hoạch của Tỉnh ủy; triển khai đến các cấp, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể để chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện.
Tổ chức triển khai, quán triệt học tập Nghị quyết số 47-NQ/TW: toàn Đảng bộ huyện triển khai được 45 cuộc, có 1.430/1.491 đồng chí dự học tập, đạt 95,9%. Các chi, đảng bộ cơ sở đã tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết đến các ban ngành đoàn thể, các tổ chức tôn giáo và quần chúng nhân dân được 192 cuộc với 29.570 lượt người tham dự học tập. Học tập Kết luận số 44-KL/TW: Tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt cho 154 đồng chí cán bộ chủ chốt. Chỉ đạo 53/53 chi, đảng bộ tổ chức được 59 cuộc, có 1.936/2.001 đảng viên tham dự, đạt 96, 75%. MTTQ và ban ngành đoàn thể huyện, xã tổ chức 189 cuộc tuyên truyền cho 15.970 lượt cán bộ hội viên, đoàn viên. Các xã, thị trấn tổ chức 1.488 cuộc tuyên truyền rộng rãi ra dân với 57.567 lượt người dự. Hình thức tuyên truyền lồng ghép sinh hoạt tại các khu dân cư, sinh hoạt câu lạc bộ tổ, nhóm.Riêng ngành Trung tâm DS-KHHGĐ tổ chức 08 cuộc triển khai cho 283 lượt cán bộ, cộng tác viên. Hình thức triển khai lồng ghép công tác truyền thông dân số của ngành với các hội nghị chuyên đề định kỳ và đột xuất. Các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền lồng ghép với dự án truyền thông chuyển đổi hành vi của chương trình mục tiêu quốc gia. Các cơ quan, đoàn thể cấp huyện đưa vào thang điểm thi đua hàng năm trong việc thực hiện chương trình Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tại cơ quan, đơn vị.
             Ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy, cơ quan được nâng lên, chủ động ban hành kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể về việc thực hiện công tác Dân số-kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng để tổ chức, thực hiện. Sự phối hợp của ngành dân số với các tổ chức MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị được chặt chẽ hơn trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, mất cân bằng giới tính, nâng cao chất lượng dân số. Việc thực hiện chính sách Dân số - kế hoạch hóa gia đình được xác định là của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, được sự lãnh đạo của Đảng nên 10 năm qua, cán bộ công chức và đảng viên không có trường hợp nào vi phạm chính sách Dân số- kế hoạch hóa gia đình.
Trong 10 năm qua bằng nhiều hình thức, các cơ quan đoàn thể và ngành chức năng đã tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo hành gia đình, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh Dân số…được 2.894 cuộc cho 95.723 lượt hội viên và đoàn viên, thanh niên và quần chúng nhân dân tham dự. Qua tuyên truyền đã góp phần nâng cao sự hiểu biết và chấp hành pháp luật trong nhân dân. Ngày càng có nhiều người hiểu được việc sinh nhiều, sinh dày là nguyên nhân của đói nghèo, lạc hậu. Đại đa số các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện quy mô gia đình có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt, tự giác áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại, tham gia thực hiện các giải pháp can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục được các cấp quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh. Phòng Văn hóa thông tin, Trung tâm văn hóa thể thao tuyên truyền bằng hình thức xe loa, băng-ron, pano trực quan, áp-phích, khẩu hiệu, hội thi, hội diễn, thông tin cổ động để tuyên truyền đến cơ sở. Đài truyền thanh huyện và các xã, thị trấn tăng cường thời lượng phát sóng các chuyên mục dân số, gia đình và trẻ em, nhất là trong các chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản- Kế hoạch hóa gia đình nhân dịp kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7, Dân số Việt Nam 26/12, Gia đình Việt Nam 28/6; xây dựng chuyên mục “Dân số phát triển”, phát thanh vào ngày thứ 6 hàng tuần. Nội dung tuyên truyền các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các văn bản pháp luật, các hoạt động liên quan đến dân số-kế hoạch hóa gia đình và biểu dương, cổ vũ những điển hình, mô hình gia đình tiêu biểu, gia đình sinh ít con, thành đạt và hạnh phúc…
Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở thực hiện tuyên truyền lồng ghép bằng nhiều hình thức phong phú như: đưa chỉ tiêu không sinh con thứ 3 vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư”; chương trình “Xây dựng nông thôn mới”; ngành Giáo dục lồng ghép chương trình DS-KHHGĐ vào các môn học: giáo dục công dân, sinh học, địa lý… Hoạt động truyền thông dân số, sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đã giúp cho cán bộ, nhân dân nâng cao nhận thức tích cực tham gia công tác DS-KHHGĐ, phấn đấu xây dựng mô hình gia đình “bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”. Tạo sự chuyển biến về hôn nhân và sinh đẻ của người dân, ngày càng có nhiều người kết hôn, sinh con phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế; chất lượng dân số từng bước được nâng lên.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên được kiềm chế ở mức 0,94%; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm đáng kể, công tác sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm phát hiện dị tật bẩm sinh bước đầu đã đạt kết quả. Có trên 90% cặp vợ chồng trẻ tham gia thực hiện chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình, trên 80% các bà mẹ mang thai được cung cấp những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản trong thời kỳ mang thai; tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván hàng năm đạt 100%. Các kiến thức, kỹ năng về giới đối với vị thành niên được nâng lên, tỷ lệ tử vong mẹ do thai sản và trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi được kéo giảm. Trong 10 năm, có 429 trường hợp sinh con thứ ba, nguyên nhân do năm 2008 giải thể cơ quan Dân số đã tạo áp lực gia tăng dân số của huyện, hoạt động tuyên truyền còn hạn chế nên việc nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình chưa cao. Khi được tái thành lập Trung tâm Dân số- kế hoạch hóa gia đình đã tích cực trong tuyên truyền làm chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của nhân dân, kéo giảm tỷ lệ phát triển dân số từ 1,17% còn 0,94 % (giảm 0,23%), trong lực lượng cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức không có trường hợp sinh con thứ ba.
 Toàn huyện có 197 cộng tác viên dân số được phân bố đến các ấp, khu phố đảm nhiệm việc thu thập thông tin, quản lý dữ liệu dân số và tư vấn tuyên truyền vận động trực tiếp; mỗi cộng tác viên phụ trách từ 150-180 hộ dân. Đội ngũ cộng tác viên, cán bộ chuyên trách, cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân số hàng năm đều được tập huấn về kiến thức SKSS/KHHGĐ, các kỹ năng về tư vấn, quản lý dân số trên địa bàn, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; qua đó góp phần tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong quá trình chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ.
            Trung tâm được đầu tư phương tiện làm việc, thiết bị văn phòng, có 04 máy vi tính (02 máy quản lý dữ liệu chuyên ngành) và phương tiện trình chiếu để phục vụ công tác truyền thông. Đối với các xã, thị trấn được cấp 01 bộ trang thiết bị truyền thông bao gồm loa, ampli, tivi, đầu đĩa, có 4/8 xã, thị trấn được trang bị máy vi tính. Công tác quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ do UBND huyện thực hiện thông qua hoạt động của BCĐ công tác DS-KHHGĐ huyện. Hàng năm, xây dựng kế hoạch về phát triển quy mô dân số, chỉ tiêu dịch vụ KHHGĐ và giao chỉ tiêu nhiệm vụ cho các xã, thị trấn. Trung tâm DS-KHHGĐ đã thực hiện tốt việc quản lý, điều hành theo chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục áp dụng cơ chế phân cấp và phối hợp liên ngành có hiệu quả cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị khám và thực hiện KHHGĐ cho nhân dân được trang bị và phục vụ ngày một tốt hơn ở cơ sở; 100% trạm y tế trên địa bàn đều có bác sĩ, cán bộ làm dịch vụ KHHGĐ đã được đào tạo và đào tạo lại, mạng lưới dịch vụ KHHGĐ được mở rộng. Các phương tiện tránh thai được đáp ứng đầy đủ, kịp thời và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
            Các kênh cung cấp dịch vụ KHHGĐ như cộng tác viên, tuyên truyền viên, dịch vụ tư nhân ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện KHHGĐ. Các biện pháp tránh thai từng bước được đa dạng hóa, nhờ đó đã làm tăng nhanh số người sử dụng các biện pháp tránh thai, đặc biệt là nam giới. Đến nay,tỷ lệ cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại trên địa bàn đạt 80% trên tổng số cặp vợ chồng trong diện sinh đẻ toàn huyện. Các hoạt động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ đã được người dân tích cực tham gia hưởng ứng mạnh mẽ.
 Phát động và thực hiện phong trào rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe, giữ gìn vệ sinh và cải thiện môi trường sống tại cộng đồng được thực hiện khá tốt và được đông đảo người dân hưởng ứng. Hằng năm, vào dịp kỷ niệm Ngày thể dục thể thao, UBND huyện phát động phong trào rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại đồng thời tổ chức diễu hành đi bộ nhằm tuyên truyền người dân rèn luyện sức khỏe. Thông qua các mô hình: CLB không sinh con thứ 3, CLB tiền hôn nhân, mô hình sinh hoạt tổ nhóm, khu dân cư, các ban ngành đoàn thể cơ sở lồng ghép phổ biến kiến thức về bảo vệ sức khỏe, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cách nuôi con khỏe, dạy con ngoan, giữ gìn vệ sinh môi trường, xây dựng khu dân cư, ấp văn hóa…. Riêng công tác chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng hiện có 03 xã: Trường Tây, Trường Đông, Trường Hòa thành lập được Câu lạc bộ chăm sóc người cao tuổi, đảm bảo sinh hoạt định kỳ hàng tháng theo quy chế, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn.
            Kết quả triển khai các mô hình, giải pháp can thiệp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số: Triển khai Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh đã tổ chức thực hiện phỏng vấn 900 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về hậu quả của việc mất cân bằng giới tính, tổ chức tuyên truyền được 32 cuộc với 1.600 lượt người tham dự, tuyên truyền nhóm và nói chuyện chuyên đề trong nhân dân được 782 cuộc với 9.474 lượt người tham dự, với tổng kinh phí 48.000.000đ. Đề án“Chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ sinh”, đã tổ chức tuyên truyền được 27 cuộc nói chuyện chuyên đề trong nhân dân với 3.148 lượt người tham dự. Kết quả thực hiện sàng lọc trước sinh là 492 người và sàng lọc sơ sinh là 598 trẻ, đã phát hiện 9 trẻ bị thiếu men G6PD, với tổng kinh phí 21.880.000đ. Đề án “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng” tổ chức khám, tư vấn và phát thuốc miễn phí cho 450 người cao tuổi, tổ chức tuyên truyền tại 03 xã điểm Trường Đông, Trường Tây, Trường Hòa được 12 lớp với 1.304 lượt người tham dự.
 
Nhìn chung, qua 10 năm triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 141-KH/HU của Huyện ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tại địa phương ý thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể về công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình được nâng cao, xác định đây là bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa nghị quyết vào thực tiễn cuộc sống nhân dân đạt hiệu quả, nội dung này được cụ thể hóa bằng tiêu chí thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị hàng năm nên kéo giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,17% xuống còn 0,94%. Các hoạt động tuyên truyền, tư vấn nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi trong cán bộ đảng viên và nhân dân về nội dung của 03 Đề áncan thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh,chẩn đoán, sàng lọc trước sinh và sơ sinh”,Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng” để tuyên truyền, vận động phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh, được thực hiện sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân; đặc biệt đối với các cặp vợ chồng trong diện sinh đẻ.
            Tư tưởng trọng nam khinh nữ, quan niệm phải sinh bằng được con trai trong cán bộ, đảng viên và nhân dân từng bước được đẩy lùi. Lợi ích về việc thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh để phát hiện và can thiệp các dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh đã được các cặp vợ chồng quan tâm thực hiện. Các mô hình gia đình ít con hạnh phúc tiếp tục được duy trì. Mô hình khám sức khỏe, tư vấn tiền hôn nhân đã được triển khai hàng năm và đang tiếp tục nhân rộng ở cơ sở. Mỗi xã, thị trấn đều xây dựng được ít nhất một trong các mô hình: CLB phụ nữ không sinh con thứ 3, CLB dân số và phát triển, CLB gia đình trẻ, CLB tiền hôn nhân, góc tư vấn sức khỏe sinh sản tuổi hồng đã phát huy hiệu quả…
            Là một huyện đặc thù, có trên 90% hộ dân là tín đồ tôn giáo Cao Đài, huyện đã tranh thủ được sự ủng hộ của các chức sắc, chức việc tôn giáo nhằm vận động đông đảo tín đồ Cao Đài hưởng ứng, tham gia tích cực tuyên truyền chính sách Dân số- Kế hoạch hóa gia đình nên kéo giảm mạnh trường hợp sinh con thứ ba. Đẩy mạnh phong trào thường xuyên để tạo thành ý thức trong mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở mỗi gia đình có 03 thế hệ, tạo sự kết hợp giáo dục, động viên từ nhiều phía trong công tác Dân số- kế hoạch hóa gia đình. Tập trung lãnh đạo, điều hành và có sự đầu tư cho công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình, nhất là vấn đề về nhân lực, chế độ chính sách cho đội ngũ cộng tác viên xã, thị trấn.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW trong thời gian tới: Các cấp ủy đảng tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để tạo sự thống nhất cao về mặt nhận thức và thực hiện nghiêm Nghị quyết số 47-NQ/TW, ngày 22/3/2005 và Kết luận số 44-KL/TW, ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình”; tuyên truyền về hậu quả của việc “Mất cân bằng giới tính khi sinh” đối với từng cặp vợ chồng;
Tập trung chỉ đạo đối với công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát huy cao nhất sự hợp tác tích cực giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cán bộ đảng viên gương mẫu đi đầu thực hiện đồng thời tuyên truyền vận động gia đình và quần chúng nhân dân thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, chăm sóc Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh hợp lý, thực hiện tốt vấn đề về “can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh”và “tuyên truyền, vận động phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh”; mở rộng mô hình giáo dục giới tính tiền hôn nhân. Kịp thờicủng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện, xã và các cơ quan, đơn vị. Quan tâm thực hiện nghiêm túc các quy định về Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các ngành, các cấp và cán bộ, đảng viên trong thực hiện chính sách Dân số-Kế hoạch hóa gia đình.
 
           
            Lê Thanh Tịnh

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập58
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm42
  • Hôm nay4,672
  • Tháng hiện tại43,678
  • Tổng lượt truy cập5,633,127
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thi đua khen thưởng
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây