Trong xu hướng hội nhập sâu rộng hiện nay, ngành chăn nuôi sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và sự cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu ngày càng lớn. Để phát triển bền vững thì việc quy hoạch chăn nuôi tập trung, chủ động đảm bảo an toàn dịch bệnh là vấn đề đang được các cấp, ngành quan tâm đặc biệt.
Yêu cầu đặt ra hiện nay là phải đẩy mạnh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất, khuyến khích áp dụng công nghệ, tổ chức sản xuất khép kín, hoặc liên kết giữa các khâu từ sản xuất con giống, thức ăn để nâng cao sản xuất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả, lợi nhuận cao. Áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi tập trung để đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh, là yếu tố quan trọng giúp việc chăn nuôi được bền vững; phát triển nhanh chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra góp phần tăng năng suất và sản phẩm chăn nuôi. Việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh không những là điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi mà còn là biện pháp để có đủ sản phẩm chăn nuôi sạch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người.
Huỳnh Thị Hảo