Quá trình 5 năm thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị theo Quyết định số 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 4050-QĐ/TU, ngày 11/5/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (gọi tắt là Quy chế); Ban Thường vụ Huyện ủy Hòa Thành đã cụ thể hóa ban hành Quyết định số 644-QĐ/HU, ngày 21/6/2010 về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, Nghị quyết số 01b-NQ/HU, ngày 13/10/2010 chuyên đề về công tác dân vận nhiệm kỳ 2010-2015
Việc cụ thể hóa và ban hành Quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị của Đảng bộ huyện và ở các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc được tiến hành chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, khả năng, điều kiện và nhiệm vụ chính trị của từng cấp ủy, chính quyền để thực hiện đạt yêu cầu đề ra.
Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị huyện được tổ chức triển khai đến từng tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, trong hệ thống chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, hội quần chúng theo phương thức trong trước, ngoài sau. Tổ chức triển khai trong BCH Đảng bộ huyện, cán bộ chủ chốt, các ban ngành đoàn thể, lực lượng vũ trang, các chi, Đảng bộ cơ sở trực thuộc Huyện ủy. Sau hội nghị triển khai cấp huyện, hầu hết các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc, hệ thống chính quyền, lực lượng vũ trang, MTTQ, các đoàn thể huyện, Đảng ủy các xã, thị trấn ban hành Quyết định về Quy chế công tác dân vận và tổ chức triển khai theo từng cơ quan, đơn vị, MTTQ, các đoàn thể, hội quần chúng. Kết quả triển khai được 77 cuộc có 1.176 cán bộ, đảng viên và nhân dân tham dự. Trong đó, tổ chức cơ sở đảng trực thuộc 58 cuộc, có 694 đảng viên tham dự.
Sau khi Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Quyết định số 644-QĐ/HU ngày 21/6/2010 về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị đã có 61/61 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Quyết định ban hành Quy chế công tác dân vận và có phân công cán bộ, đảng viên trực thuộc phụ trách công tác dân vận tại cơ quan, đơn vị mình; ngoài ra, Đài Truyền thanh huyện, trạm truyền thanh các xã, thị trấn tuyên truyền Quyết định số 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 4050-QĐ/TU về Quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị của huyện.
Huyện ủy và các chi đảng bộ cơ sở trực thuộc xác định được vai trò lãnh đạo của mình trong thực hiện quy chế; Thực hiện nghiêm việc phân công cấp ủy và đảng viên có năng lực trực tiếp lãnh đạo công tác dân vận và quán triệt cho mỗi đảng viên phải biết làm công tác dân vận; Định hướng nội dung hoạt động của khối Dân vận, MTTQ trong từng thời kỳ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ, các hội đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội; thực hiện tốt chế độ làm việc định kỳ với MTTQ, các hội đoàn, Dân vận với Công an, Quân sự; chỉ đạo kiểm tra sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp ủy cấp trên và của địa phương về công tác dân vận trong từng thời kỳ.
Mỗi năm Ban Dân vận Huyện ủy mở 2 lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác dân vận ở cơ sở; tham mưu Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Quyết định cử cán bộ tập huấn công tác dân vận, công tác thực hiện Quy chế dân chủ theo thông báo chiêu sinh của Ban Dân vận Tỉnh ủy.
Huyện ủy chỉ đạo UBND huyện tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể về kinh phí hoạt động, bằng hình thức khoán kinh phí hoạt động cho các đoàn thể chính trị xã, thị trấn từ 400.000đ đến 600.000đ/1 đoàn thể/1 tháng; các hội đặc thù 200.000đ đến 300.000đ/ tháng; Ban công tác mặt trận ấp (khu phố) có định suất (theo Nghị quyết HĐND tỉnh Tây Ninh) Bí thư chi đoàn ấp (khu phố) được Tỉnh đoàn hỗ trợ 150.000đ/người/tháng.
Ban Dân vận Huyện ủy thường xuyên được quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động, đúng theo tinh thần Hướng dẫn 01/HDLB-TC-DVTW của Ban Tổ chức và Ban Dân vận Trung ương. Ban Thường vụ huyện ủy đã phân công 01 đồng chí UVTV làm Trưởng Ban Dân vận đồng thời làm Chủ tịch UBMTTQ huyện, 01 đồng chí Huyện ủy viên làm phó chủ tịch UBMTTQ và 03 đ/c Huyện ủy viên làm trưởng các đoàn thể chính trị-xã hội.
Đối với Đảng ủy các xã thị trấn hiện nay có 7/8 xã, thị trấn phân công đồng chí UVTV làm Trưởng khối vận, 01 xã phân công đ/c Phó Bí thư Thường trực làm trưởng khối vận; 4 đồng chí trưởng khối vận kiêm chủ tịch MTTQVN.
Nhìn chung, sự chuyển biến về nhận thức về công tác dân vận ở địa phương sau khi tiếp thu Quyết định số 290-QĐ/TW và Quyết định số 4050-QĐ/TU về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, hội quần chúng đối với công tác dân vận của Đảng được nâng lên. Đặc biệt là biết vận dụng một cách sáng tạo Quyết định của Trung ương, của tỉnh vào hòan cảnh cụ thể để đề ra chủ trương, biện pháp, công tác dân vận phù hợp với đặc thù của huyện có số đông là quần chúng có đạo để từ đó tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động luôn gắn liền với việc chăm lo cuộc sống và tâm tư tình cảm của quần chúng để tạo mối quan hệ gắn bó giữa đảng, nhà nước và nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
5 năm qua, Ban Dân vận Huyện ủy, UBMTTQ và các hội đoàn huyện xây dựng nhiều mô hình mới, cách làm hay, trong đó nổi bật được ngành cấp trên công nhận và thực hiện đạt kết quả như:
- BDV.HU: Xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình mới “Về vận động cán bộ, nhân dân tham gia thực hiện tiêu chí 17 về môi trường ở xã điểm Long Thành Trung”; “Phát huy vai trò đoàn viên ở các trường THPT làm nòng cốt trong thực hiện bảo đảm an toàn giao thông ” và tiếp tục nhân rộng mô hình mới “Xã an toàn về an ninh trật tự” các xã còn lại. UBMTTQ huyện: nhân rộng mô hình mới “Ngày chia sẽ thiện tâm”, “Phát huy vai trò tôn giáo tham gia vận động chức sắc, chức việc, giáo hội, tín đồ thực hiện bảo đảm an toàn giao thông”; “Phát huy vai trò tôn giáo, vận động chức sắc, chức việc và tín đồ tham gia xây dựng nông thôn mới”; Đoàn TNCSHCM: xây dựng mô hình “Một ngày tự lập” nhằm trang bị cho đoàn viên, thanh niên kỹ năng làm việc nhóm, định hướng về nghề nghiệp việc làm, yêu thương cha mẹ, thể hiện tình yêu quê hương, biển đảo và mô hình “Góc học tập làm theo lời Bác” tại các chi đoàn của các trường THPT và Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bàn huyện, hiến máu nhân đạo; Hội LH Phụ nữ huyện: xây dựng và nhân rộng mô hình như “tổ phụ nữ tự lực vươn lên”, “tổ cán bộ, hội viên mỗi ngày làm một việc có ích”, "Nhóm nữ thành viên Hội Luật gia tuyên truyền tư vấn pháp luật”, "Tổ phụ nữ giúp nhau mua Bảo hiểm y tế tự nguyện", “Cán bộ, hội viên tôn giáo làm công tác từ thiện hỗ trợ phụ nữ nghèo khó khăn”, “Phụ nữ khá giúp phụ nữ nghèo, khó khăn mua BHYT tự nguyện”, "5 không, 3 sạch"; Hội Nông dân huyện có các mô hình như "Chi hội ND tham gia bảo vệ an ninh, trật tự địa bàn giáp ranh với Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh", "Kết nghĩa để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động Hội và chuyển giao thành quả ứng dụng khoa học-kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp", "Chi hội ND bảo vệ môi trường đô thị"; Hội CCB huyện: tiếp tục duy trì và thực hiện mô hình “Hội viên CCB giúp nhau vượt khó vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng, hợp pháp”, mô hình “Chi hội CCB thực hiện 4 không”, mô hình 3 chi “Chi bộ, chi hội, chi đoàn” và tham gia các cuộc vận động, các phong trào ở địa phương đều mang lại hiệu quả thiết thực.
Đến nay đã có 6/8 xã, thị trấn được công nhận là xã, thị trấn văn hóa; xã Long Thành Trung đạt xã nông thôn mới, xã Long Thành Bắc tiếp tục làm điểm xây dựng Nông thôn mới; 100% cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo văn minh; 100% chợ văn minh và trật tự vệ sinh; 39/39 ấp (khu phố) văn hóa đăng ký và giữ vững danh hiệu văn hóa; 33.267 hộ gia đình đăng ký và 97,2% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; triển khai xây dựng 8/8 xã, thị trấn lành mạnh không có tê nạn ma túy, mại dâm; 31/31 cơ sở thờ tự đạt cơ sở tín ngưỡng tôn giáo văn minh và 15/15 BCQ họ đạo “Phát huy giá trị đạo đức tôn giáo vào thực tiễn xây dựng khu dân cư, ấp văn hóa” đạt 100% .
Thường xuyên củng cố kiện toàn Ban vận động quỹ “Vì người nghèo” 2 cấp huyện, xã-thị trấn, 5 năm qua đã vận động được 11.147.156.991đ đạt 200% chỉ tiêu tỉnh giao, đạt 128,40% kế hoạch huyện, xây 422 căn nhà đại đoàn kết trị giá 10.627.000.000đ. Hỗ trợ 25 hộ nghèo xã Trường Tây 500 triệu đồng để chăn nuôi, mua bán nhỏ lẻ, phát triển kinh tế hộ gia đình. Phối hợp thăm hỏi 118 hộ và hỗ trợ 16 hộ bị lốc xoáy với số tiền 144 triệu đồng (trong đó quỹ vì người nghèo huyện, xã hỗ trợ 92 triệu đồng, ngân sách 50 triệu đồng và mạnh thường quân 2 triệu đồng).
Hàng năm phối hợp ra quân làm công tác liên ngành dân vận-lực lượng vũ trang đạt nhiều kết quả thiết thực, tạo mối quan hệ quân dân, củng cố thế trận lòng dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện theo phương châm “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu và làm dân tin”.
Từ thực tiễn 5 năm qua, huyện đã đúc kết một số kinh nghiệm: để Quy chế thực sự đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thực, Đảng bộ huyện và các chi Đảng bộ cơ sở xác định được vai trò lãnh đạo của mình, phân công các cấp ủy Đảng và đảng viên trực tiếp lãnh đạo đoàn thể, mỗi cán bộ, đảng viên đều biết và phải biết làm công tác dân vận, tổ chức vận động tập hợp quần chúng tham gia vào các hội đoàn. Ban Dân vận Huyện ủy, MTTQVN và các đoàn thể chính trị-xã hội thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu quả. Xác định đầy đủ hơn trách nhiệm của mình trong công tác dân vận, quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho đoàn thể hoạt động như: văn phòng làm việc, kinh phí hoạt động… không còn thực hiện chế độ xin cho như trước. Về tổ chức bộ máy của hệ thống dân vận từ huyện đến cơ sở đã được kiện toàn, củng cố đủ mạnh, kinh phí họat động được giải quyết tương đối thỏa đáng. Trong chỉ đạo hoạt động của các đoàn thể huyện đã tập trung, tăng cường cho cơ sở, quan tâm chăm lo lợi ích của đoàn viên, hội viên, nhân dân.
Tiếp tục thực hiện Quy chế trong thời gian tới, Hòa Thành tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận để tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác dân vận; tạo chuyển biến thực sự về công tác dân vận, về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tiếp tục thực hiện quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; Hàng năm có chương trình kiểm tra, giám sát chuyên đề về công tác dân vận; tổ chức sơ, tổng kết, nhân rộng điển hình, mô hình tốt kịp thời. Huyện ủy, Đảng ủy các xã, thị trấn thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban Dân vận, khối vận cơ sở theo hướng dẫn của Ban Tổ chức và Ban Dân vận Trung ương; định kỳ làm việc với mặt trận, đoàn thể để nắm tình hình và cho ý kiến chỉ đạo.
Nâng cao chất lượng công tác xây dựng cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, chống quan liêu, tham nhũng; cán bộ, đảng viên phải thật sự tiêu biểu, gương mẫu, nói đi đôi với làm để tạo niềm tin cho nhân dân. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể ở các đơn vị ngoài quốc doanh.
2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tạo sự chuyển biến thực sự và mạnh mẽ về công tác dân vận trong các cơ quan, chính quyền; tăng cường giáo dục ý thức, trách nhiệm về công tác dân vận cho đội ngũ cán bộ, công chức nhất là ở cơ sở. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch kinh tế-xã hội, các chương trình phối hợp với mặt trận, đoàn thể nhằm chăm lo một cách thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là đối với dân nghèo, đồng bào có đạo.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực tại địa phương. HĐND huyện, xã tăng cường công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời đơn thư tố cáo, khiếu nại của công dân. Tăng cường kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận của chính quyền; các cấp, các ngành phải có kế hoạch công tác dân vận hàng năm, tổ chức triển khai thực hiện và sơ, tổng kết một cách nghiêm túc. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng vào công tác dân vận, xem đây là một lực lượng, một công cụ làm công tác dân vận.
Lực lượng vũ trang tiếp tục phối hợp với mặt trận, đoàn thể để làm công tác dân vận kết hợp với rèn luyện, huấn luyện dã ngoại xem đây là nội dung thiết thực gắn kết tình quân nhân.
3. Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền, học tập trong nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, về từng khu dân cư, từng gia đình và mỗi người với những nội dung thiết thực, cụ thể nhằm chăm lo đời sống, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cho nhân dân.
Nâng cao chất lượng tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận, công tác tôn giáo, công tác dân tộc, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là tham gia thực hiện có kết quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phong trào “Dân vận khéo”, "Dân vận chính quyền", “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, "Hòa Thành chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"… Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án của mặt trận, đoàn thể, gắn kết với việc củng cố và phát triển tổ chức, đạt được các mục tiêu về chính trị, xã hội, phong trào và tổ chức.
Ban Dân vận Huyện ủy tiếp tục thực hiện các chương trình, quy chế phối hợp giữa mặt trận, đoàn thể và các cơ quan liên quan trong các hoạt động có tính lâu dài.
4. Tiếp tục thực hiện Quy chế công tác dân vận trong hệ thống chính trị theo Quyết định số 644-QĐ/HU, ngày 21/6/2010 của Ban Thường vụ Huyện ủy; Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong tình hình mới; Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội”; ban hành “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.
Tăng cường công tác phát triển đảng trong các tổ chức đoàn thể. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đoàn thể huyện và cơ sở theo tinh thần Nghị quyết số 01-NQ/HU của Huyện ủy về “Bồi dưỡng, đào tạo và tạo nguồn cán bộ”, nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ. Chú ý đến việc quy hoạch đội ngũ cán bộ kế thừa làm công tác vận động quần chúng.
5. MTTQ, các đoàn thể không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Tập trung hướng về cơ sở, lấy địa bàn khu dân cư là nơi hoạt động, tăng cường hơn nữa công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền học tập và tổ chức nhân rộng mô hình mới, cách làm hay để tập hợp quần chúng rộng rãi, mang tính đa dạng, phong phú có sức thuyết phục và thu hút quần chúng, vừa vận động giáo dục quần chúng, vừa gắn với việc chăm lo lợi ích về đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, thông qua đó tập hợp vào tổ chức đạt trên 70% đối tượng cần tập hợp. Định kỳ rà soát đoàn viên, hội viên, quản lý chắc thực lực, thu đoàn phí, hội phí đúng thực chất và sử dụng đúng mục đích.. MTTQ, các đòan thể chính trị nghiên cứu đề ra mô hình mới, nhân rộng cách làm hay nhằm thu hút nhân dân tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, mở rộng phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư.
Hằng năm, huy động sự đóng góp của xã hội hàng tỷ đồng để chăm lo cho hộ nghèo, người cao tuổi và đối tượng chính sách; từng bước thu hẹp sự phân hóa giàu nghèo, làm cho bộ mặt của huyện Hòa Thành ngày càng thay đổi, phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận quần chúng được nâng lên.
Loan Phương (BDV.HU)