Thực hiện Chỉ thị số 68-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Hòa Thành

Thứ bảy - 22/07/2017 04:00 144 0

Thực hiện Chỉ thị số 68-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn huyện Hòa Thành

     Trên địa bàn huyện ngoài dân tộc Kinh còn có 69 hộ dân tộc Khmer với 361 nhân khẩu, sống tập trung ở 2 xã Trường Tây và Trường Hòa trong đó khu vực Bàu Ếch ấp Trường An, xã Trường Tây có 64 hộ gồm 350 người, còn lại 5 hộ có 11 người ở ấp Trường Thọ, xã Trường Hòa. Đa số bà con không có đất sản xuất, chủ yếu sống bằng nghề làm thuê mướn.Nhìn chung, về đời sống vật chất cũng như tinh thần từng bước được nâng lên, về cơ bản đã làm thay đổi nếp sống, những bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer ở huyện Hòa Thành được giữ gìn và phát huy qua các ngày lễ hội truyền thống.

   Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành những chủ trương, chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc phát triển kinh tế. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đều tập trung để giúp đỡ thực hiện tốt các chính sách đối với người dân tộc, tạo công ăn việc làm nhằm từng bước thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Đồng bào dân tộc Khmer, đời sống còn khó khăn nhưng đã khá hơn trước, số hộ nghèo và cận nghèo đã giảm, hiện nay khu người dân tộc có 10 hộ nghèo với 28 nhân khẩu, 11 hộ cận nghèo với 36 nhân khẩu.

Đời sống của đồng bào dân tộc thường xuyên được quan tâm của các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở, thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua, nhà nước đã hỗ trợ kinh phí mua 7 con bò cái giống cho 7 hộ chăn nuôi để thoát nghèo đến nay các hộ này có cuộc sống khá hơn, hỗ trợ với số tiền 385 triệu đồng và đào tạo nghề cho 55 hộ (bình quân 7 triệu đồng/ hộ), 55 triệu đồng khoan 50 giếng nước sạch (bình quân 1,1 triệu đồng/ giếng); hỗ trợ đất ở cho 45 hộ (cấp 2 phần đất công cho 36 hộ, mua 769m2 đất để cấp cho 09 hộ không có đất); xây dựng nhà ở 55 căn cho 55 hộ. Mặt khác, huyện đã đầu tư kinh phí mở rộng đường Bàu Ếch với tổng mức đầu tư 1.542.332.000đ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong khu vực vận chuyển hàng hoá, tham gia giao thông đảm bảo an toàn, trong đó có người dân tộc. 

Năm 2015, "Múa trống Chay-dăm" của người dân tộc được đưa vào danh mục di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng bào dân tộc tổ chức sinh hoạt văn hóa thường xuyên, duy trì tập luyện đội trống Chay – dăm, múa Lâm-thôn, đàn ngũ âm. Trong những năm qua, người dân tộc cũng đã thường xuyên tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ trong và ngoài tỉnh đạt được nhiều giải cao. Về công tác giáo dục: tạo điều kiện cho học sinh là người dân tộc đi học là 20 em (tiểu học: 12, THCS:8), các em học sinh đi học đều được hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập, miễn học phí và các khoản đóng góp theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước quan tâm thường xuyên đến công tác chăm sóc sức khỏe, tổ chức khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, tổ chức phun xịt thuốc phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là kéo giảm suy dinh dưỡng đối với trẻ em người dân tộc dưới 5 tuổi. Tỉnh, Huyện đầu tư xây dựng Nhà văn hóa dân tộc, tổng kinh phí đầu tư là 772,052 triệu đồng để làm nơi sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng người dân tộc Khmer tại xã Trường Tây, đây cũng là nơi tổ chức đón tết Sen Dolta, Chol Chnam Thmay, lễ hội

      Thực hiện chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, huyện đã ưu tiên khuyến khích đối với người dân tộc tham gia vào các cơ quan quản lý Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Kết quả có 47 người dân tộc tham gia các Ban chủ nhiệm, Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa. Đồng thời, triển khai thực hiện Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, kết quả đã chọn ông Mây Sim, sinh năm 1966, ngụ tại 135/21 ấp Trường An, xã Trường Tây là người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer. Có 01 đảng viên người dân tộc Khmer (nơi khác chuyển đến), một số đồng bào dân tộc tham gia vào các tổ chức chính trị-xã hội như: Hội Nông dân (28 hội viên); Hội Phụ nữ 51 hội viên; thành viên UBMTTQ 01 vị.

Trong thời qua, tiềm năng của người dân tộc đã được phát huy và đóng góp cho công cuộc xây dựng, phát triển KT-XH-QPAN tại địa phương, tăng cường sự đoàn kết giữa người dân tộc Khơme với dân tộc Kinh. Thông qua phong trào thi đua yêu nước của bà con người dân tộc, căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm đồng bào dân tộc của huyện để vận dụng thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương một cách linh hoạt hợp lý. Mặt khác tích cực đấu tranh ngăn ngừa các biểu hiện tiêu cực góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng củng cố và hoàn thiện. Trên cơ sở đó phát triển được lực lượng chính trị làm nòng cốt lãnh đạo trong bộ phận người dân tộc. Tinh thần tương thân, tương ái đòan kết trong cộng đồng đồng bào dân tộc đã tạo được sự đồng thuận cao, người Khmer đã thật sự hòa nhập vào cộng đồng chung.

Hiện nay, đồng bào dân tộc Khmer luôn chấp hành tốt các quy định của pháp luật, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng nông thôn mới ở 02 xã Trường Tây và Trường Hòa của huyện Hòa Thành./.

                                                Loan Phương-Ban Dân vận Huyện ủy

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập114
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay4,245
  • Tháng hiện tại33,870
  • Tổng lượt truy cập5,623,319
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thi đua khen thưởng
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây