THAM QUAN TRÍ HUỆ CUNG - TỊNH THẤT NƠI THÁNH ĐỊA

Thứ sáu - 18/11/2022 15:13 893 0

THAM QUAN TRÍ HUỆ CUNG - TỊNH THẤT NƠI THÁNH ĐỊA

Trí Huệ Cung Tây Ninh gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng du khách phương xa và mang đến những trải nghiệm mới lạ về một tịnh thất có kiến trúc hình khối lập phương và những quy định tu tập khắt khe.

Trí Huệ Cung - Tịnh thất nữ phái của đạo Cao Đài (Ảnh: sưu tầm)

Trí Huệ Cung là một trong những điểm đến thú vị trong hành trình du lich Tây Ninh mà bạn đừng nên bỏ lỡ. Đến đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về lối kiến trúc độc đáo và những thông điệp, giá trị được truyền tải. Để biết thêm về điểm đến này, bạn hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.

1. Giới thiệu về Trí Huệ Cung

1.1. Trí Huệ Cung ở đâu?

Trí Huệ Cung còn được gọi là Thiên Hỷ Động được dùng làm tịnh thất cho nữ phái, thuộc quản lý của Tòa Thánh Tây Ninh. Thiên Hỷ Động tọa lạc tại xã Trường Hòa, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách Tòa Thánh Tây Ninh khoảng 7km.

Trí Huệ Cung thuộc địa phận xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh  (Ảnh: Sưu tầm) 

1.2. Lịch sử Trí Huệ Cung Tây Ninh

Trí Huệ Cung Tây Ninh được Đức Phạm Hộ Pháp khởi công xây dựng vào cuối năm 1947 và hoàn thành vào tháng 01/1951. Sau 1 ngày làm lễ trấn thần và khánh thành, Đức Phạm Hộ Pháp là người đầu tiên nhập tịch đồng thời cầu nguyện cho bá tánh trong suốt ba tháng mới xuất tịch. 

Tịnh thất Trí Huệ Tây Ninh được khởi công xây dựng vào cuối năm 1947 (Ảnh: Sưu tầm) 

2. Khám phá kiến trúc Trí Huệ Cung  

Trí Huệ Cung được xây dựng trên khu đất rộng, có vòng rào vuông vức. Mỗi bên được xây một cổng lớn ra vào, trên cổng có tấm bảng đề chữ “THIÊN HỶ ĐỘNG”, hai bên cột đề đôi liễn Trí Huệ. 

Tịnh thất có thiết kế hình khối lập phương, cao 12m với 3 tầng, mỗi tầng 4m. Thiết kế vuông vức của tòa nhà đại diện cho “âm”. Giữa trung tâm tòa nhà có một cột trụ 3 tầng cao đến tận mái thể hiện ý nghĩa “nhất trụ xanh thiên” đại diện cho “dương”. Kiến trúc của công trình thể hiện ý nghĩa “trời tròn đất vuông”. 

Ngoài thể hiện ý nghĩa to lớn, không gian tịnh thất còn được bố trí tinh tế với những công năng sử dụng riêng biệt. Tầng trệt của tòa nhà là nơi để các tín đồ cầu nguyện và luyện đạo. Tầng trên là không gian để thờ Đức Chí Tôn và trưng bày một số di tích, kỷ vật của Đức Phạm Hộ Pháp.

Kỷ vật của Đức Phạm Hộ Pháp vẫn còn lưu giữ ở chùa Trí Huệ Tây Ninh (Ảnh: Sưu tầm)

3. Ai được tu tại chùa Trí Huệ Cung Tây Ninh?

Để được tu tập tại Trí Huệ Cung Tây Ninh, nữ phái đạo Cao Đài phải hội tụ đủ Tam lập, gồm: lập công, lập đức và lập ngôn. Với phương tu là tu chơn, những người tu tập tại đây đều là đồng tu như nhau, không có chức sắc, phẩm tước. 

Mỗi ngày, tịnh thất diễn ra lễ cúng tứ thời với đủ các bài kinh Cao Đài, không dùng đèn, nhang. Khi nghe lịnh đổ kiếng (giật chuông), người tu Trí Huệ dù đang đứng ngồi bất cứ đâu cũng phải đứng dậy, tay bắt ấn Tý, hướng mặt về tịnh thất tưởng niệm. 

Người tu Trí Huệ phải hội tụ đủ Tam lập: lập công, lập đức và lập ngôn (Ảnh: Sưu tầm)

Ngoài Tòa thánh Tây Ninh, Trí Huệ Cung cũng là là địa điểm tâm linh được du khách và tín đồ thập phương đặc biệt quan tâm và khám phá tham quan mỗi năm. Độc đáo từ kiến trúc, thiêng liêng trong lịch sử chắc chắn là nơi mà du khách không thể nào bỏ lỡ khi đến Tây Ninh./.

Tác giả: thị xã Hòa Thành xã trường hòa

Nguồn tin: Nguồn Vinpearl

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay972
  • Tháng hiện tại122,487
  • Tổng lượt truy cập6,913,525
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây