Về nguồn tại khu căn cứ kháng chiến Động Kim Quang xuân Nhâm Dần năm 2022

Thứ hai - 14/02/2022 22:00 199 0

Về nguồn tại khu căn cứ kháng chiến Động Kim Quang xuân Nhâm Dần năm 2022

Sáng 12/02/2022 (tức ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần), Ban Tuyên giáo Thị uỷ phối hợp với Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên thị xã Hoà Thành tổ chức về nguồn, thăm căn cứ kháng chiến Động Kim Quang xuân Nhâm Dần 2022. Tham dự có bà Nguyễn Thị Thu Cúc, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; các hội viên cựu chiến binh, đoàn viên, thanh niên và đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội.

Sau chiến thắng Tua Hai (ngày 26-1-1960), ban cán sự Đảng ủy huyện thành lập đội vũ trang tuyên truyền, quân số gần một tiểu đội, do ông Nguyễn Văn Sáu (Sáu Dò) làm Đội trưởng. Quý III năm 1961, Huyện ủy Tòa Thánh bắt đầu chọn động Kim Quang làm căn cứ.

Thời điểm đó, bà Chánh- vợ của viên Tỉnh trưởng tỉnh Tây Ninh- phụ trách trông coi các chùa trên núi Bà Đen. Bà Chánh cử một nhà sư, chúng tôi thường gọi là ông Tư đến ở trong động để tu, giữ động và đặt tên là động Kim Quang. Sau Đồng khởi, lực lượng cách mạng phát triển mạnh mẽ, cần có địa bàn thuận lợi hoạt động, nên vận động ông Tư về chùa khác ở vùng đông dân cư tu hành, để cách mạng sử dụng khu vực núi non hiểm trở này làm căn cứ hoạt động.

Quý III năm 1962, căn cứ động Kim Quang của Huyện uỷ Toà Thánh được dùng làm nơi để Tỉnh uỷ triển khai Nghị quyết của Trung ương Cục về công tác trước mắt của miền Nam là: kiên quyết đẩy lùi chiến tranh quân sự, chính trị và giành thế chủ động, đẩy địch vào tình thế bị động hơn nữa, mở rộng phong trào giải phóng dân tộc; tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ các lực lượng hoà bình dân chủ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên thế giới, chống lại sự can thiệp vũ trang quy mô của đế quốc Mỹ vào miền Nam, tiến lên giành thắng lợi to lớn hơn nữa.

Tại động Kim Quang, Huyện uỷ Toà Thánh cũng triển khai Nghị quyết 3/62 của Trung ương Cục về công tác quân sự và Nghị quyết 4/62 về đẩy mạnh đấu tranh chính trị, vũ trang lâu dài, đánh đổ từng phần, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, công tác trọng tâm là kiên quyết phá ấp chiến lược, chống gom dân, cào nhà của địch, ra sức mở rộng căn cứ địa vững mạnh toàn diện, khẩn trương xây dựng "lực lượng vũ trang ba thứ quân".

sau khi nhận lệnh tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, động Kim Quang vinh dự được cấp trên chọn là nơi lên sa bàn đánh địch vùng trung tâm Toà Thánh - Long Hoa. Vài năm sau đó, từ tháng 5 đến tháng 10.1970, Mỹ liên tục dùng máy bay oanh kích núi Bà rất ác liệt hòng tiêu diệt lực lượng ta.

Pháo các loại của địch từ Trảng Lớn, cầu Lâm Vồ, Bàu Cóp bắn phá khu vực này thật dữ dội. Đến cuối tháng 10, chúng bắt đầu tổ chức các cuộc hành quân quy mô lớn đánh chiếm núi. Lực lượng được huy động gồm hai tiểu đoàn của Sư đoàn 25, một tiểu đoàn bảo an tiểu khu, 3 đại đội bảo an đóng ở Suối Đá, Phan, Phú Khương, một trung đội biệt kích và một trung đội dân vệ Cầu Vườn Điều chiếm chân núi.

Chúng đưa cơ giới vào ủi đất, xây dựng công sự đóng ba đồn xung quanh núi, mỗi đồn một đại đội bảo an với mục đích cô lập hoạt động của ta, bao vây kinh tế lâu dài để tiêu diệt hoàn toàn lực lượng kháng chiến ở đây.

Ngay từ những ngày đầu của cuộc hành quân, địch đã vấp phải bãi mìn của ta, 1 xe tăng M41 bị phá huỷ và nhiều tên lính vướng mìn chết. Đến ngày 6.11, hai tiểu đoàn của Sư đoàn 25 rút ra, ta bắt đầu tổ chức đánh những đồn địch quanh núi, tiêu diệt 180 tên.

Đến ngày 9.11, chúng phải bỏ đồn số 2 dồn về đóng ở đồn Động Bà Xẩm. Cũng trong tháng 11, tỉnh triệu tập lãnh đạo các huyện về họp ở chùa Hang (núi Bà) để triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về "Tình hình mới trên bán đảo Đông Dương và nhiệm vụ của chúng ta".

Sau ngày miền Nam giải phóng, động Kim Quang được bảo tồn, gìn giữ như một di tích lịch sử cách mạng quan trọng của huyện Toà Thánh nói riêng, của tỉnh nói chung. Những năm sau đó, di tích lịch sử động Kim Quang được đầu tư xây dựng thành địa điểm tham quan du lịch về nguồn.

Ngay dưới chân núi, ta xây dựng Nhà truyền thống, trưng bày nhiều hình ảnh tư liệu về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; về những đơn vị từng tham gia chiến đấu ở núi Bà Đen (1962-1975). Tại di tích lịch sử động Kim Quang ngày nay, con đường từ chân núi vào động đã được mở rộng, sắp xếp các thanh đá hoa cương thành bậc tam cấp cho khách dễ đi lên núi tham quan.

 Thanh Vi-BTG Thị ủy

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay3,875
  • Tháng hiện tại126,217
  • Tổng lượt truy cập4,712,149
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây