Trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Phòng chống bệnh truyền nhiễm Khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, giai đoạn 2”. Ngày 02/11/2012 Ban quản lý dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm Khu vực tiểu vùng sông Mê Kông tỉnh Tây Ninh đã tổ chức tập huấn về truyền thông phòng chống giun sán trong cộng đồng cho 45 người là cán bộ khoa Y tế dự phòng, Trạm Y tế xã và 1 số cán bộ y tế trường học trên địa bàn huyện Hòa Thành về tham gia buổi tập huấn.
Trong thời gian một ngày, các giảng viên đã truyền đạt những kiến thức cơ bản như: tình hình nhiễm các loại giun truyền qua đất ở Việt Nam (giun đũa, giun tóc, giun móc) đặc điểm dich tể, tác hại và cách phòng chống các loại, kỹ năng truyền thông phòng chống bệnh giun sán trong cộng đồng.
Theo đó, tỷ lệ người dân Việt Nam bị mắc bệnh giun truyền qua đất khá phổ biến là khá phổ biến, toàn quốc ước tính khoảng 60 triệu người nhiễm giun đũa, 40 triệu người nhiễm giun tóc và 20 triệu người nhiễm giun móc. Nguyên nhân lây lan có liên quan đến việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân thấp kém; người dân thiếu sự giáo dục về y tế, khả năng cung cấp hệ thống nước sạch không bảo đảm yêu cầu; nông dân ở một số nơi còn có phong tục tập quán sử dụng phân người trong canh tác, vẫn còn tình trạng phóng uế bừa bãi; sử dụng hố xí không hợp vệ sinh và không đúng quy cách nên làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề bởi mầm bệnh trong đất; trứng giun có thể tồn tại lâu ở ngoại cảnh do tác động của con người làm tăng mức độ ô nhiễm mầm bệnh giun truyền qua đất ở ngoại cảnh như trứng giun có nhiều ở các loại thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả... Ở những loại thực phẩm muối như dưa muối, hành muối, cà muối... trứng giun vẫn có khả năng sống được và gây lây nhiễm bệnh.
Biện pháp phòng chống nhiễm các loại giun truyền qua đất là truyền thông giáo dục ý thức cho mọi người dân trong cộng đồng, đặc biệt là đối tượng trẻ em độ tuổi mẫu giáo, tiểu học về thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh bàn tay, ăn chín uống chín, phải rửa tay trước khi ăn, không ăn các loại thực phẩm tươi sống, chưa rửa kỹ, không được nấu chín và không bảo đảm vệ sinh; không đi chân đất. Đối với trẻ nhỏ, không để trẻ mặc quần thủng đáy; vệ sinh phóng uế, hướng dẫn trẻ không được phóng uế bừa bãi chất thải phân ra vườn, sân, lề đường, hè phố...; Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, xử lý nguồn phân thải và bảo vệ nguồn nước sạch. Sử dụng hố xí đúng quy cách, hợp vệ sinh, giếng nước phải được xây dựng xa các hố hí, xa chuồng chăn nuôi gia súc, không bị rò rỉ, thấm nước.... ./.
Ds Công.