Cán bộ, đảng viên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân

Thứ sáu - 01/08/2014 04:25 112 0

Cán bộ, đảng viên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân

 

Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn hơn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Người cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân.
Người đặc biệt lưu ý: “Trước nhất là cán bộ cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm thì có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút lót, có dịp “dĩ công vi tư”. Người cũng còn chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực: “Trước mắt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm việc trước cho người ta bắt chước”.
Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là “địch nội xâm”, một trong những nguy cơ đe dọa tồn vong của Đảng. “Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn vì nó phá từ trong phá ra”.
Chủ nghĩa cá nhân luôn biến hóa “muôn hình vạn trạng”, bởi thế có nhiều người mơ hồ (hoặc cố ý mơ hồ), cho rằng đó là căn bệnh người khác mắc phải, còn mình thì không. Người nhấn mạnh: “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, là bệnh chính, bệnh mẹ sinh ra trăm thứ bệnh nguy hiểm khác” và Người chỉ ra 10 loại bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân cần nhận diện và phòng chống: Bệnh quan liêu, bệnh tham lam, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo; bệnh “hữu danh, vô thực” (loại bệnh có biểu hiện là làm được ít nhưng báo cáo, khoe khoang thì nhiều); bệnh cận thị (loại bệnh có biểu hiện là chỉ để ý thấy cái nhỏ, vụn vặt, không thấy cái lớn, cái quan trọng); bệnh tỵ nạnh; bệnh xu nịnh và a dua và bệnh kéo bè, kéo cánh. Chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân nó sẽ “ngăn trở” người cán bộ, đảng viên phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, làm mất lòng tin cậy của dân với Đảng.
Và Người khẳng định rằng, chủ nghĩa cá nhân là trái với đạo đức cách mạng, cái gì trái với đạo đức cách mạng đều là chủ nghĩa cá nhân. Vì vậy, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng song hành với quyết tâm đấu tranh loại bỏ chủ nghĩa cá nhân bên trong mỗi người đảng viên.
Câu chuyện “Phê phán căn bệnh hình thức chủ nghĩa”cho thấy Bác không chấp nhận và luôn phê phán căn bệnh hình thức chủ nghĩa. Những gì là hình thức không cần thiết, bắt người khác phải theo, tổn hao công sức, tiền bạc của dân thì Bác không bao giờ chấp nhận.
Năm 1960, Bác Hồ về thăm quê. Các đồng chí ở Tỉnh ủy Nghệ an, dù đã được yêu cầu trước là đón tiếp Bác trang trọng, chu đáo, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức nhưng vẫn không chịu, với lý do vì đã lâu Bác mới có dịp về thăm quê. Tỉnh ủy chuẩn bị sẵn một chiếc ô tô con mui trần, còn lấy vải trắng kết xung quanh và lót phía trong xe. Bác xuống máy bay, mọi người mời Bác lên chiếc xe mui trần. Bác nhìn chiếc xe rồi cười: “Các chú cứ ngồi chiếc xe này chứ Bác không ngồi đâu! Bác về cốt là thăm quê hương, đồng bào, chứ có là quan khách đâu mà các chú làm hình thức, tốn kém”. Nói rồi, Bác bước về phía chiếc xe đi đầu của bảo vệ và ngồi bên cạnh người lái xe. Sau mấy phút ngơ ngác, anh em bảo vệ buộc phải ngồi trên chiếc xe bọc vải trắng. Dọc đường, nhân dân đều hướng về chiếc xe sang trọng, nhưng không thấy Bác đâu. ít ai ngờ rằng, Bác đã chọn ngồi ở chiếc xe cảnh vệ đi đầu.
Lúc về đến nhà khách Tỉnh ủy, vừa trò chuyện, Bác vừa nhìn ra con đường dẫn vào nhà khách, thấy có nhiều bông hoa rực rỡ, nở đều, ngay ngắn hai bên. Bất chợt, Bác đi ra, dùng tay nhổ nhẹ một cành lay ơn. Cành hoa nhẹ bẫng, không có chút rễ nào. Gọi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tới, Bác nghiêm giọng nói: “Đây là một việc làm thiếu chân thực và lãng phí. Tưởng các chú trồng hoa thì hay, có lợi cho môi trường. Nào ngờ, vì Bác vào thăm nên các chú phải mua bông này về trồng. “Trồng” hình thức nó sẽ chết. Đây là một căn bệnh phô trương hình thức. Đón Bác như thế này Bác không vừa lòng !”. Các đồng chí trong Tỉnh ủy Nghệ An cùng xin lỗi Bác và hứa sẽ sửa chữa khuyết điểm.
Chỉ vài việc nhỏ như vậy đã thể hiện phong cách sống của Bác Hồ, một vị lãnh tụ vĩ đại ngay cả trong những việc nhỏ, bình thường. Câu chuyện đã xảy ra hơn 50 năm nhưng đến nay vẫn còn cho chúng ta bài học thấm thía, bài học thời sự về thực hành tiết kiệm, chống xa hoa lãng phí, cũng như căn bệnh hình thức, dối trá.
 
Nguyễn Thu (TTBDCT huyện)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay2,388
  • Tháng hiện tại256,654
  • Tổng lượt truy cập5,080,702
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây