Những điểm mới của Nghị định số 88/2015/NĐ-CP

Thứ sáu - 20/11/2015 12:35 193 0

Những điểm mới của Nghị định số 88/2015/NĐ-CP

Ngày 07/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/11/2015.

Nghị định số 88/2015/NĐ-CP (Nghị định 88) có một số nội dung đáng chú ý sau:                     

1. Bổ sung quy định xử phạt đối vi phạm về đóng kinh phí công đoàn

Nghị định 88 bổ sung thêm nội dung xử phạt đối với các hành vi Chậm đóng kinh phí công đoàn; Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) khi có những hành vi này thì sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng. Trong trường hợp NSDLĐ không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ NLĐ thuộc đối tượng phải đóng thì sẽ bị phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.

2. Bổ sung quy định xử phạt với vi phạm về tuyển, quản lý lao động

Nghị định số 88 quy định rõ, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với NSDLĐ khi thu tiền của NLĐ tham gia tuyển lao động; không thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động hoặc thông báo ít hơn 05 ngày làm việc trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của NLĐ hoặc thông báo không đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định; không thông báo công khai kết quả tuyển lao động hoặc thông báo sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả tuyển lao động.

Bên cạnh đó, trong trường hợp NSDLĐ có hành vi phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý lao động cũng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

3. Tăng mức phạt tiền đối với một số vi phạm

So với Nghị định 95, Nghị Định 88 đã tăng mức phạt lên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với NSDLĐ không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của NLĐ; không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong 15 ngày, từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội; trong khi theo quy định hiện hành, mức phạt này được quy định là từ 200.000 đồng - 500.000 đồng.

NSDLĐ vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động, về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động với từ 01 đến 10 NLĐ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong khi hiện nay tại Nghị Định 95, mức phạt này từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

4. Bổ sung quy định xử phạt tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

Theo Nghị định 88, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam sử dụng người lao động (NLĐ) Việt Nam nhưng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình tuyển dụng, sử dụng NLĐ Việt Nam theo quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Khi sử dụng NLĐ Việt Nam mà tổ chức, cá nhân trên không thông báo bằng văn bản kèm bản sao hợp đồng lao động đã ký kết cho cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

5. Bổ sung quy định xử phạt với vi phạm về tiền lương và thời giờ làm việc

Trong lĩnh vực tiền lương, Nghị Định 88 bổ sung quy định xử phạt NSDLĐ đối với hành vi trả lương không đúng quy định cho NLĐ khi tạm thời chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, tạm đình chỉ công việc, đình công và những ngày chưa nghỉ hàng năm; không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia các loại bảo hiểm kể trên.

Đối với các vi phạm về thời giờ làm việc, theo Nghị định 88, việc NSDLĐ không rút ngắn thời giờ làm việc đối với NLĐ trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định hoặc không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

                                                                                      

             Tạ Công Trẻ - LĐTBXH

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Thành viên online2
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay1,349
  • Tháng hiện tại124,579
  • Tổng lượt truy cập7,054,470
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây