Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh hướng dẫn thực hiện mức lương vùng năm 2016

Thứ hai - 14/12/2015 03:40 89 0

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh hướng dẫn thực hiện mức lương vùng năm 2016

Ngày 14/11/2015, Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. " Nghị định 122/2015/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng ", Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Ngày 23/11/2015, Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Tây Ninh ban hành công văn số 2061/SLĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện mức lương vùng năm 2016.

Theo đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh đề nghị: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 các doanh nghiệp có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động áp dụng thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này, cụ thể như sau:

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Trảng Bàng, huyện Gò Dầu và Thành phố Tây Ninh thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng II với mức 3.100.000 đồng/tháng (theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 3 Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2051 của Chính phủ và tại tiết 9(-), điểm 2 Phục lục Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2016 Ban hành kèm theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2051 của Chính phủ );

- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Hòa Thành, Dương Minh Châu, Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng III với mức 2.700.000 đồng/tháng (theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 3 Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2051 của Chính phủ và tại tiết 9(-), điểm 3 Phục lục Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/01/2016 Ban hành kèm theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2051 của Chính phủ );

 - Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.

- Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

-  Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

-  Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

+ Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

+ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này.

- Người lao động đã qua học nghề, bao gồm:

+ Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;

+ Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;

+ Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;

+ Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;

+ Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;

+ Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;

+ Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.

- Căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảmcác quy định của pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo với lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng với lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.

- Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp./.

                                                                                        Công Trẻ-LĐTBXH 

 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm14
  • Hôm nay2,087
  • Tháng hiện tại129,275
  • Tổng lượt truy cập6,750,197
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây