Tác phong của Người cán bộ dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Thứ sáu - 17/10/2014 16:10 158 0

Tác phong của Người cán bộ dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đặt câu hỏi: Dân vận là gì? Và Người đã định nghĩa: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”.
Công tác dân vận luôn luôn gắn liền với những chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, và đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Trong bài báo “Dân vận”, ngày 15/10/1949, Bác Hồ đã chỉ rõ: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận”.
Người cán bộ dân vận không ngừng bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, phẩm chất, trình độ năng lực nghiệp vụ, nắm vững những quan điểm, mục tiêu, nội dung, quy trình, phương thức công tác dân vận, mà còn phải ra sức rèn luyện tác phong người cán bộ dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ dân vận phải có tác phong làm việc “đúng” và “khéo”. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức cơ bản đối với người làm công tác dân vận.
Một là, người cán bộ làm công tác dân vận nhất thiết phải có tác phong quần chúng
Tác phongnày bắtnguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin: quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Có lòng tin vô tận đối với quần chúng, chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, coi đó là nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Theo Bác, “nước lấy dân làm gốc”, “gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”. Các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên phải thể hiện tinh thần phụ trách trước nhân dân. Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc đều vì lợi ích của quần chúng. Vì vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quần chúng thì ta phải bỏ đi hoặc sửa lại; việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm; việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh; phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được.
Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành.
Trước lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân.
Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng”.
 “Giải thích cho dân hiểu - bàn bạc với dân - tổ chức toàn dân thực hiện - kiểm tra, kiểm điểm rút kinh nghiệm - phê bình, khen thưởng” là quy trình làm công tác dân vận mà Người đã tổng kết, được Đại hội VI của Đảng quán triệt và nêu thành phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Với lòng nhân ái bao la, Người đã thâm nhập vào quần chúng bằng phong cách thật sự của người cán bộ với nụ cười hiền hậu, giọng nói ấm áp và vòng tay rộng mở.
Hai là, người cán bộ dân vận cần có tác phong làm việc khoa học,mà trước hết, phải “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe”.
Theo Bác Hồ, “gặp mỗi vấn đề, phải suy tính kỹ lưỡng, chớ hấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều, chớ gặp sao làm vậy”. Muốn quyết định đúng một vấn đề, trước hết phải “điều tra, nghiên cứu rõ ràng”. Có nắm chắc tình hình thì đề ra chính sách mới đúng. Và mỗi khi làm xong một công việc, dù thành công hay thất bại, phải biết tổng kết, rút kinh nghiệm để làm “khuôn phép” cho những công việc khác, coi đó là “chìa khoá phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới”.
Làm việc gì cũng có mục đích rõ ràng, có chương trình, kế hoạch khả thi, và biết tổ chức thực hiện có hiệu quả nhất.
Ba là, người cán bộ dân vận phải có tác phong làm việc thiết thực, cụ thể.
Bác Hồ nghiêm khắc lên án bệnh “hữu danh vô thực”, bệnh hình thức, khi ra chỉ thị, nghị quyết thì không gắn với điều kiện thực tế, không gắn với quần chúng và cơ sở. Trong chỉ đạo thực hiện thì không có kế hoạch và biện pháp cụ thể, không kiểm tra, kiểm soát, không tổng kết đúc rút kinh nghiệm. Bác còn chỉ rõ: Khi ra quyết định công tác, hay định ra cách tổ chức thực hiện, không được ngồi trên bàn giấy, nghe người dân báo cáo rồi vẽ vời, do chủ quan tưởng tượng mà không đi sâu đi sát thực tế. Người kịch liệt phê phán những lối làm việc không thiết thực, làm cho có chuyện, làm được ít suýt ra nhiều, “để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại rỗng tuyếch”.
Bốn là, người cán bộ dân vận phải có tác phong “miệng nói, tay làm”
Nói và làm thống nhất, nói và làm đi liền với nhau. Đối lập với tác phong “miệng nói, tay làm” là lối “chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh”, tức là nói mà không làm của những người hứa suông, hoặc “nói một đàng, làm một nẻo” của những kẻ cơ hội. Người cán bộ dân vận phải “thật thà nhúng tay vào việc”, phải làm việc một cách thật sự, cùng lao động, cùng chiến đấu, lăn vào cuộc sống hằng ngày của quần chúng để thực hiện mục đích của công tác dân vận. “Miệng nói, tay làm”, nhưng là làm có hiệu quả vì lợi ích của nhân dân, là một nội dung đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Điều tối kỵ đối với cán bộ dân vận là “nói nhiều làm ít”, hoặc làm ngược điều mình nói, hoặc nói cho người khác làm, còn bản thân mình thì “đánh trống, bỏ dùi”, hứa hươu, hứa vượn, vô cảm trước những bức xúc của  người khác.
Năm là, người cán bộ dân vận phải có “tác phong nêu gương”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống; mọi lúc, mọi nơi, phải “nêu gương” để quần chúng noi theo. Theo Người, “nói chung thì các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Tác phong “nêu gương” có sức thuyết phục và hướng dẫn rất lớn”.
Trong giai đoạn cách mạng mới, những người làm công tác dân vận khắc sâu  những Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận nói chung, về tác phong của những người làm công tác dân vận nói riêng, tiếp tục vươn lên, nhận lãnh trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, vượt qua những thách thức, yếu kém, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt, bền vững giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.
 
Nguyễn Thu (TTBDCT huyện-ST)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay4,312
  • Tháng hiện tại144,179
  • Tổng lượt truy cập6,765,101
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây