Nội dung tuyên truyền gồm: chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Công ước quốc tế về bảo vệ, phát triển, bảo tồn thiên nhiên, quản lý động vật hoang dã[1]… tạo sự thống nhất trong xã hội về nhận thức và hành động tham gia bảo vệ động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm; thực trạng và công tác bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam, nhất là thực trạng việc săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Vai trò, ý nghĩa, tác dụng của động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm đối với gìn giữ môi trường và đảm bảo đa dạng sinh tháii; trách nhiệm và hành động của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các doanh nghiệp; của đảng viên, công chức, viên chức, doanh nhân và mỗi người dân trong tham gia bảo tồn động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Các mô hình hay, cách làm tốt, các tấm gương về bảo tồn, bảo vệ động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm ở địa phương; khuyến khích, động viên mọi người dân tham gia phát hiện, ngăn chặn nạn khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý những hành vi buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm của các cơ quan chức năng. Các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, cấm khai thác và được khai thác có điều kiện; chế độ quản lý, bảo vệ, trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật, động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Những quy định nghiêm cấm hành vi săn, bắt động vật, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Các quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi liên quan đến động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm. Giới thiệu các mô hình, xu hướng "Sản xuất xanh", "Lối sống xanh", "Tiêu dùng xanh" đến mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhằm khơi dậy, thúc đẩy, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật, thực vật trong toàn xã hội.
Các địa phương, đơn vị tùy vào điều kiện cụ thể và diễn biến tình hình dịch COVID-19 để tổ chức hoạt động tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp, như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử thị xã, các trang, nhóm Facebook, Zalo, Mocha, các Blog, Youtube, các diễn đàn tuyên truyền trên mạng xã hội do địa phương, đơn vị quản lý; thông qua đài, trạm, hệ thống truyền thanh của địa phương; hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội; sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, các tổ chức chính trị - xã hội; tuyên truyền cổ động trực quan; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, hội thảo khoa học; trưng bày, triển lãm ảnh, sách, sinh hoạt tài liệu, các cuộc thi tìm hiểu; lồng ghép tuyên truyền vào các hoạt động cộng đồng...
Thông qua hoạt động tuyên truyền tạo phong trào sôi nổi, tạo dư luận xã hội ủng hộ, lên án, tẩy chay; vận động, kêu gọi cộng đồng thay đổi hành vi, thói quen trong cuộc sống hàng ngày, góp phần giảm thiểu, tiến tới chấm dứt hành vi săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm.
[1]Cụ thể như: Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Kết luận số 56-KL/TW, ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị (khoá XII), Chỉ thị số 29/CT-TTg, ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES), Luật Lâm nghiệp năm 2017, Luật Đa dạng sinh học năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi liên quan đến săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, tiêu thụ.
Ý kiến bạn đọc