Theo báo cáo của Trung tâm truyền thông GDSK tỉnh, trong những năm qua, công tác truyền thông GDSK đã góp phần quan trọng và tích cực vào kết quả các chương trình, hoạt động y tế của tỉnh nhà. Đảng, Nhà nước và ngành Y tế Tây Ninh luôn coi trọng và khẳng định công tác truyền thông GDSK là một bộ phận không thể thiếu trong 4 nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân đó là phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe và phục hồi chức năng.
Theo đó, công tác tác truyền thông GDSK tỉnh Tây Ninh đã hoàn thành 5/5 mục tiêu cơ bản về công tác truyền thông GDSK giai đoạn 2005 -2010, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; trang bị kiến thức và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế lối sống và thói quen có hại đối với sức khoẻ, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, công tác tác truyền thông GDSK tỉnh nhà còn một số khó khăn về việc đầu tư trang thiết bị truyền thông cơ bản cho tuyến huyện và tuyến xã, cũng như việc đảm bảo từ 1,5 -2% tổng kinh phí hoạt động hàng năm cho hoạt động truyền thông GDSK ở các tuyến, do chưa có kinh phí.
Trên cơ sở tổng kết 5 năm công tác truyền thông GDSK, Ngành y tế Tây Ninh xây dựng chương trình hành động truyền thông giáo dục sức khỏe trong giai đoạn 2011-2015 nhằm tiếp tục tăng cường và thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, thực hiện thành công nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới với 4 mục tiêu là: tăng cường vai trò chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác truyền thông GDSK của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp thông qua chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nâng cao kiến thức, thực hành đúng của người dân trong phòng bệnh, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng; đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng; nâng cao năng lực của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe. Đề ra 5 nhóm giải pháp thực hiện, bao gồm: Giải pháp về tổ chức, nhân lực và cơ chế chính sách; Giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ;Giải pháp về nguồn lực; Giải pháp về xã hội hóa và hợp tác quốc tế.
Ds Công – Trung tâm Y tế.