Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây nhiễm rất nguy hiểm. Bệnh nhân bị mắc bệnh Lao nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn giúp chúng ta ngăn chặn nguồn lây lan tại cộng đồng. Trường hợp bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời là gánh nặng cho gia đình mà còn là nguồn lây lan đáng lo ngại cho cộng đồng.
Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống bệnh lao năm 2022; đồng thời thực hiện kế hoạch phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh và Bệnh viện Lao và bệnh phổi Tây Ninh về việc “Tuyên truyền phòng chống bệnh lao”.
Vừa qua, tại Hội trường Đoàn thể thị xã Hòa Thành, Hội Nông dân thị xã phối hợp tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ, hội viên nông dân về phòng chống bệnh lao. Đến dự hội nghị có Đồng chí Trương Thị Ngọc Hiệp – Trưởng Khoa khám bệnh chỉ đạo tuyến Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Tây Ninh – Báo cáo viên; Đồng chí: Lưu Thị Tuyết Mai - Phó Chủ tịch HND Thị xã Hòa Thành và 140 cán bộ hội viên nông dân trên địa bàn thị xã.
Đồng chí Trương Thị Ngọc Hiệp triển khai một nội dung cơ bản của bệnh lao và lao tiềm ẩn. Lao tiềm ẩn: là tình trạng cơ thể người có đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên của trực khuẩn gây bệnh lao bệnh lao ở người (MTB) nhưng (MTB) nhưng chưa có dấu hiệu lâm sàng – cận lâm sàng nào cho thấy bệnh lao hoạt động. Tình hình dịch tễ lao tiềm ẩn: Khoảng 1/3 dân số thế giới nhiễm lao tiềm ẩn; Trung bình khoảng 5-10% số người nhiễm lao sẽ phát triển bệnh lao; Nguy cơ phát triển bệnh lao phụ thuộc một số yếu tố trong đó quan trong nhất là tình trạng miễn dịch của cơ thể; Điều trị lao tiềm ẩn có thể ngăn ngừa tới 90% nguy cơ phát triển bệnh lao. Chỉ khoảng 30% số người phơi nhiễm với vi khuẩn lao sẽ bị nhiễm lao, trong số người nhiễm này: Khoảng 5% sẽ phát triển 5%-10% sẽ 90% sẽ bệnh lao trong 1-2 năm đầu sau nhiễm 5%-10% sẽ phát triển bệnh lao sau nhiều năm 90% sẽ không phát triển bệnh lao Nhiễm lao tiềm ẩn.
Lao tiềm ẩn |
Bệnh lao |
Không có các triệu chứng lâm sàng của bệnh lao |
Có thể có các triệu chứng lâm sàng của bệnh lao bao gồm: sốt, ho khạc kéo dài, đau ngực, gầy sút cân, ra mồ hôi đêm, ho máu, hoặc có dấu hiệu của lao ngoài phổi. |
Xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA thường dương tính |
Xét nghiệm Mantoux hoặc IGRA thường dương tính, tuy nhiên âm tính cũng không loại trừ. |
Phim chụp XQ ngực bình thường hoặc có hình ảnh tổn thương cũ, cố định |
Phim chụp XQ thường có hình ảnh bất thường thâm nhiễm, nốt, xơ, hang,… |
Xét nghiệm vi khuẩn lao âm tính (VD: soi đờm trực tiếp, Xpert, nuôi cấy,…) |
Xét nghiệm vi khuẩn lao thường dương tính (soi trực tiếp, cấy, Xpert, … ), tuy nhiên âm tính cũng không loại trừ. |
Không lây truyền vi khuẩn lao cho người khác |
Người bệnh lao phổi có thể lây truyền vi khuẩn lao cho người khác |
Cần điều trị lao tiềm ẩn để giảm nguy cơ phát triển thành bệnh lao |
Cần xác định tình trạng kháng thuốc và điều trị phác đồ lao phù hợp |
Yếu tố nguy cơ phát triển bệnh lao: Nhiễm HIV; Tiêm chích ma túy; Người mới nhiễm lao (đặc biệt trong vòng 2 năm gần đây); XQ ngực có tổn thương lao thương lao cũ; Tiểu đường; Bệnh bụi phổi; Một số loại ung thư; Điều trị Corticosteroids kéo dài; Người có trọng lượng cơ thể thấp (dưới chuẩn trên 10%)
Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở phổi và bất kỳ cơ quan nào Lao phổi hay gặp nhất chiếm 80 - 85% các trường hợp Lao ngoài phổi chỉ chiếm 20 - 25%: Lao màng phổi (27%), lao hạch (20%), lao xương khớp (13%), lao màng não (12%), lao màng bụng …Đa số bệnh nhân lao là người nghèo, 75% đang độ tuổi lao động, trung bình mỗi người mắc bệnh lao mất 3 – 4 tháng không lao động, làm giảm đi 30% thu nhập của gia đình. Một người mắc bệnh lao phổi nếu không điều trị, mỗi năm có thể làm lây bệnh cho ít nhất từ 10 – 15 người khác.
Bệnh lao nếu được phát hiện điều trị và hết để cắt nhanh nguồn lây; điều trị lao tiềm ẩn để cắt nguy cơ nhiễm thành bệnh. Qua buổi tập huấn, Đồng chí Trương Thị Ngọc Hiệp đề nghị CB, hội viên nông dân tuyền truyền, vận động những đối tượng có khả năng nhiệm bệnh cao, nên định kỳ khám, sàng lọc bệnh lao để phát hiện sớm và điều trị, cắt đứt nguồn lây bệnh.
Tác giả: Tuyết Mai - HND Hòa Thành
Ý kiến bạn đọc