THÔNG TIN VỀ BỆNH CHỔI RỒNG TRÊN CÂY KHOAI MÌ

Thứ sáu - 20/04/2012 23:25 422 0

THÔNG TIN VỀ BỆNH CHỔI RỒNG TRÊN CÂY KHOAI MÌ

 

Cây khoai mì (Manihot esculenta Crantz) vừa là cây lương thực, vừa là nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Hiện nay  Huyện Hòa Thành có 1.085 ha cây Mì được trồng tập trung chủ yếu ở xã Trường Đông và rải rác ở xã Trường Hòa, Trường Tây. Thời gian qua trên cây khoai mì xuất hiện một loại bệnh mới gọi là bệnh chổi rồng (cây bệnh có triệu chứng giống cây chổi ) được phát hiện diện tích 3 ha tỉ lệ bệnh từ 5-70%. Bệnh gây hại nặng trên giống KM 94, KM 60 và có khả năng lây lan nhanh làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm.
Triệu chứng chung của bệnh:
Cây bị bệnh chổi rồng có biểu hiện như: mọc nhiều chồi ngọn và chồi thân ở phần thân chính. Lá cây nhỏ lại, biến màu vàng nhạt và thô cứng. Đốt thân ngắn lại, ở nhiều cây thấy phần đọt, thân bị xì mủ, thân ngã màu thâm đen, phần lõi có màu nâu nhạt, chồi bị chết khô, cây bị thấp lùn lại. Cây nhiễm bệnh sớm sẽ không cho thu hoạch, bị bệnh muộn thường giảm năng suất khoảng từ 10%-20% hàm lượng tinh bột.
 Nguyên nhân và sự lan truyền của bệnh:
Bệnh được xác định là do Phytophasma ( là dịch hại trung gian giữa nấm và virus) gây ra. Lan truyền chủ yếu qua 2 con đường : hom giống và môi giới truyền bệnh loài rầy( Hishimonus phycitis Distant). Bệnh lây lan rất nhanh gây thiệt hại đến năng suất và chất lượng mì. Đây là một bệnh nguy hiểm nhất trên cây mì
Biện pháp phòng trừ:
-Lựa chọn giống có năng suất, chất lượng cao có khả năng kháng hoặc chống chịu bệnh cao như các giống: KM140; KM98-5; SM937-26 ( và một số giống địa phương tốt) để thay thế cho giống KM94.
-Đối với các diện tích trồng mì đã bị bệnh nặng cần tiêu hủy triệt để các thân cây và tàn dư cây bị bệnh và thực hiện luân canh với cây trồng khác không phải là ký chủ của Phytoplasma từ 1-2 năm sau đó mới trồng mì lại.
-Tuyệt đối không sử dụng các hom giống lấy ở khu vực đã bị bệnh. Không vận chuyển hom giống từ khu vực đã bị bệnh sang khu vực chưa có bệnh.
-Các hom giống trước khi trồng có thể sử dụng hơi nóng hoặc nước nóng 45–60 C để xử lý trong thời gian 40-60 phút sẽ làm mất hoạt tính của Phytoplasma.
-Trong thời gian từ khi mì mọc mầm đến thu hoạch, cần thường xuyên theo dõi phát hiện tiêu hủy sớm các cây bị bệnh, nếu phát hiện thấy rầy môi giới xuất hiện cần tiến hành phun trừ với các thuốc đặc trị .
 
Đào Thị Nhàn
 

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập63
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay6,973
  • Tháng hiện tại36,598
  • Tổng lượt truy cập5,626,047
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thi đua khen thưởng
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây