Lãnh đạo Đảng và Nhà nước huyện Hòa Thành trong nhiệm kỳ 2010 – 2015 luôn quan tâm đặt vấn đề khoa học và công nghệ là động lực phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Nhìn chung, sau 05 năm triển khai và thực hiện công tác phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tại huyện nhà. Đến nay đã đạt được một số thành tựu nhất định.
Thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị bảo quản nông lâm sản, đặc biệt là công nghệ chế biến mì, cao su, đậu phộng, rau quả. Tạo môi trường thuận lợi cho việc gắn kết nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, giáo dục và đào tạo. Phương thức quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính. Sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ đạt hiệu quả. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, trong 05 năm đã tiến hành kiểm tra về môi trường các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện được 45 cuộc. Xử lý phạt hành chính 539 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường với số tiền 216 triệu đồng, kiểm tra 181/406 cơ sở về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo tiêu chí 17 của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các bộ phận, đơn vị tư vấn nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ để ứng dụng vào các ngành, nghề. Thực hiện theo Quyết định số 64/2003/QĐ- TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, có 11/29 cơ sở sản xuất gạch chuyển đổi công nghệ từ thủ công sang lò nung Hoffman, Tuynel. Có 11/18 cơ sở chế biến khoai mì xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, đến cuối năm 2013 đã có 04 cơ sở xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học loại A đang trong giai đoạn vận hành.
Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo trọng dụng và phát huy tài năng cán bộ khoa học công nghệ, phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, ứng dụng công nghệ thông tin khoa học vào công tác chuyên môn. Thu hút đầu tư của các tổ chức khoa học và công nghệ có vốn của nước ngoài dưới các hình thức: hợp tác, liên kết giữa các tổ chức, cá nhân nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam và 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện đều trang bị các thiết bị sản xuất hiện đại nhằm tăng năng xuất sản phẩm, có 488 doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,67%, 440 doanh nghiệp ngoài nhà nước 98,21% và 05 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 1,12%. Có 28 doanh nghiệp với 188 lao động hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ về pháp luật, kiến trúc và quảng cáo.
Công tác y tế tại huyện cũng được quan tâm, trang bị các thiết bị kỹ thuật y tế hiện đại như: CT Scanner, máy giúp thở, máy Xquang tại giường, máy nội soi dạ dày, máy chiếu điều trị vàng da sơ sinh, máy thở CPAP trẻ sơ sinh, máy siêu âm ba chiều. Bệnh viện tư nhân Cao Văn Chí trang bị máy MRI (chụp cộng hưởng), máy CT Scanner đa lát cắt, máy mổ nội soi… Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ bệnh án, phần mềm quản lý thuốc bảo hiểm y tế, phần mềm Visa trong quản lý tài chính. Chủ động liên kết với Trung tâm chẩn đoán y khoa thành phố Hồ Chí Minh gắn máy chụp CT Scanner để phát hiện sớm trường hợp chấn thương sọ não. Công tác giáo dục và đào tạo ứng dụng phần mềm P.MIS vào việc quản lý nhân sự, góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn huyện, ứng dụng phần mềm EMIS 2.0 vào việc thống kê về cơ sở vật chất, học sinh, trường lớp.
Về phát triển hạ tầng kinh tế, trong thời gian qua các cơ sở sản xuất đã thu hút vốn đầu tư phát triển được 1.318 tỷ đồng, đổi mới trang thiết bị, từng bước công nghiệp hóa dây chuyền sản xuất các sản phẩm từ mây, tre lá; hàng may mặc, gạch ngói, mộc gia dụng, phát huy nội lực khai thác tiềm năng thế mạnh về tiểu thủ công nghiệp, phong trào kinh tế hợp tác tiếp tục được quan tâm xây dựng và củng cố. Các tuyến đường chính được láng nhựa, một số xã cũng đầu tư một số trục đường nâng cấp, láng nhựa, bê tông xi măng, sỏi đỏ; làm đường giao thông nông thôn các xã được 135,72 km. Có 99,9% hộ sử dụng điện lưới. Hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhân dân, nhất là dân cư nông thôn, hiện có 02 bưu cục, 07 bưu điện văn hóa xã, 22 đại lý bưu điện, 10 tổng đài và 20 trạm BTS. Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay tín dụng hộ nghèo 120,518 tỷ đồng giúp người dân có vốn phát triển kinh tế gia đình góp phần xóa đói giảm nghèo.
Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin của huyện bao gồm kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, nội dung thông tin, có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin quản lý Nhà nước và các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. Đẩy mạnh hoạt động cổng thông tin điện tử của huyện, tin học hóa những nội dung quan trọng nhất trong hệ thống quản lý nhà nước trên địa bàn, thực hiện mô hình một cửa điện tử trong cải cách hành chính, ứng dụng phần mềm giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp công dân; phần mềm hộ tịch, quản lý hộ khẩu để giảm bớt các các thủ tục văn bản. Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện. Nghiêm túc sử dụng hệ thống thư điện tử của tỉnh @ tayninh.gov.vn để trao đổi văn bản nhà nước. Nâng cao chất lượng các dịch vụ đào tạo nâng cao trình độ dân trí về ứng dụng công nghệ thông tin cho các xã.
Nhìn chung trong thời gian vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt được hiệu quả trong công tác chuyên môn, trong đời sống xã hội; giúp cho nhân dân trong việc chuyên canh, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật về khuyến nông, bảo vệ thực vật giúp tăng năng suất, kiên cố hóa hệ thống kênh mương đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, hạn chế tình trạng thất nghiệp nông thôn. Hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển, hệ thống lưới điện đáp ứng nhu cầu nhân dân.
LƯƠNG THANH