Xây dựng “Nông thôn mới”: Tây Ninh đang có nhiều điểm thuận lợi

Chủ nhật - 19/12/2010 22:15 104 0

Xây dựng “Nông thôn mới”: Tây Ninh đang có nhiều điểm thuận lợi

 

Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ nhiều năm trước đây. Ngày 5.8.2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tháng 10.2008 Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mới đây ngày 4.6.2010, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020. Qua 2 năm triển khai Chương trình hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Tây Ninh đã làm được gì, và sắp tới Tây Ninh sẽ phải làm gì để xây dựng nông thôn mới?
Ông Vương Quốc Thới, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh cho biết, qua 2 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động về “tam nông”, Tây Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực và các vùng nông thôn Tây Ninh đã có sự chuyển biến khá rõ nét. Cụ thể như Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về giảm nghèo, trong 2 năm qua Tây Ninh đã đầu tư 4,2 tỷ đồng xây dựng và triển khai thực hiện các dự án khuyến nông, khuyến ngư, phát triển các ngành nghề nông thôn, qua đó giúp hơn 1.200 hộ dân nông thôn có điều kiện vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất. Chương trình MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cũng được đầu tư hơn 20 tỷ đồng để xây dựng 8 hệ thống cấp nước tập trung ở các xã vùng sâu, biên giới, kết quả đến nay vùng nông thôn Tây Ninh đã có đến 85% số hộ có nước sạch hợp vệ sinh sử dụng. Chương trình MTQG về văn hoá cũng được quan tâm đầu tư, đến nay toàn tỉnh đã có gần 240.000 hộ dân đạt chuẩn gia đình văn hoá, 408 ấp đạt chuẩn ấp, khu phố văn hoá và 17 xã đạt chuẩn xã văn hoá. Chương trình 135 trong hai năm qua đã đầu tư hơn 38 tỷ đồng cho 15 xã khu vực biên giới để xây dựng hạ tầng giao thông, nâng cấp hệ thống kênh mương, cải tạo các trạm y tế. Đồng thời, chương trình cũng đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội ở các tuyến biên giới và thực hiện các dự án phát triển công nghệ sinh học, giải quyết việc làm…
 
Song song đó, tỉnh đã đầu tư kinh phí thực hiện các dự án lớn như: xây dựng 2 trạm bơm phục vụ tưới tiêu hơn 1.600 ha với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng; xây dựng các tuyến đường giao thông liên xã với tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng; triển khai chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu mía. Đặc biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với tổng dư nợ cho vay đến nay lên hơn 6.000 tỷ đồng. Với sự quan tâm đầu tư thực hiện chính sách “tam nông” góp phần tích cực thúc đẩy bộ măt nông thôn Tây Ninh trong mấy năm qua có sự chuyến biến mạnh mẽ.
Trên nền tảng phát triển nông thôn theo Chương trình “tam nông” trong 2 năm qua đã tạo ra những tiền đề thuận lợi cho Tây Ninh xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong những năm tới. Đặc trưng của nông thôn mới là nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ, dân trí nâng cao, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát huy, quản lý dân chủ và chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì có 19 tiêu chí để xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2010-2020. Trong đó  tiêu chí đầu tiên là quy hoạch và thực hiện quy hoạch do cấp xã chủ trì thực hiện, bao gồm các quy hoạch về: sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội, phát triển các khu dân cư. Tiêu chí về giao thông thì: đường liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá, đường liên ấp phải được cấp phối, đường trong xóm, tổ không lầy lội trong mùa mưa. Tiêu chí về thuỷ lợi thì cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất với 85% số kênh mương được bê tông hoá. Về hình thức tổ chức sản xuất thì có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả. Ngoài ra về các lĩnh vực xã hội thì có các tiêu chí: tỷ lệ hộ có điện đạt 99%; 100% trường từ mầm non đến THCS đạt chuẩn quốc gia; nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt từ 2.000 m2 và 100% ấp có nhà văn hoá và khu thể thao; có chợ hoạt động bán mua với diện tích đạt chuẩn chợ nông thôn; tỷ lệ hộ có nhà đạt chuẩn từ 90%; dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 40%; thu nhập bình quân đầu người/ năm cao gần 1,5 lần so với bình quân chung cả tỉnh…
 
Điểm thuận lợi nhất của Tây Ninh là hiện đã có nhiều vùng nông thôn thực hiện đạt một số tiêu chí trong 19 tiêu chí từ kết quả triển khai thực hiện các chương trình “tam nông” trước đây. Trong đó về hạ tầng hiện có khá nhiều địa phương đã có đường nhựa liên xã, đường cấp phối liên ấp; nhiều địa phương có hệ thống thuỷ lợi đã được bê tông hoá từ dự án “hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng” của Trung ương và Chương trình Kiên cố hoá kênh mương của tỉnh; cũng có không ít vùng nông thôn đã đạt tỷ lệ hộ có điện sử dụng đến 99%; có chợ xây dựng khang trang với diện tích khu vực chợ hơn 1.000m2; đồng thời cũng có khá nhiều xã đạt các tiêu chí về văn hoá.
Hiện nay, ngoài việc chuẩn bị thành lập Ban chỉ đạo, triển khai công tác tập huấn, tuyên truyền…, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực tổ chức khảo sát thực tế từng xã nông thôn, đánh giá thực trạng theo Bộ tiêu chí quốc gia- tiêu chí nào đã đạt, tiêu chí nào chưa đạt, xác định mục tiêu phấn đấu của từng xã và tổng hợp để xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Dự kiến của tỉnh là sau khi rà soát thì mỗi huyện sẽ chọn từ 2 đến 3 xã để chỉ đạo điểm, từ đó rút kinh nghiệm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh.
(Baotayninh.online)

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm22
  • Hôm nay2,561
  • Tháng hiện tại181,229
  • Tổng lượt truy cập4,572,363
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây