Xã hội hóa hoạt động Đông y ở Hòa Thành

Chủ nhật - 29/09/2013 00:45 123 0

Xã hội hóa hoạt động Đông y ở Hòa Thành

 

            Những năm gần đây, hoạt động đông y trên địa bàn huyện Hòa Thành có bước phát triển đáng kể, nhất là kể từ khi thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư (khóa X) về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới.
            Ông Cao Duy Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: đến nay hệ thống Hội đông y trên địa bàn huyện được hình thành đến tập ấp, khu phố, số lượng hội viên ngày càng tăng, việc khám, chữa bệnh bằng đông y được mở rộng, ngày càng có nhiều người dân sử dụng thuốc đông y để điều trị bệnh”.
            Hệ thống mạng lưới Đông y huyện hiện có khoa khám đông y tại Trung tâm y tế huyện,  Phòng chẩn trị tại Hội đông y huyện, 8 phòng chẩn trị đông y tại trạm y tế các xã, thị trấn, 29 phòng chẩn trị đông y thuộc tố chức Hội Đông y và 16 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân khám chữa bệnh và dịch vụ mua bán, trao đổi thuốc đông dược với đội ngũ hội viên 169 người. Thời gian qua, mạng lưới này đã góp phần đáng kể cùng ngành tây y trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Tính trong 5 năm, mạng lưới chẩn trị đông y đã khám và điều trị cho trên 638 ngàn lượt người, đạt tỷ lệ bình quân 80%/ năm, phần lớn đều khám và điều trị miễn phí hoặc tùy khả năng đóng góp của người bệnh. Trong 9 tháng đầu năm 2013 phòng khám đông y tại các xã, thị trấn đã khám cho gần 100 ngàn lượt bệnh nhân, chiếm tỷ lệ gần 220% bệnh nhân đến điều trị tại trạm y tế, trong đó khám điều trị miễn phí trị giá hơn 1,9 tỷ đồng. Ngoài ra các tổ chẩn trị còn phối hợp chăm sóc miễn phí 18.239 lượt người cao tuổi, trị giá thuốc gần 620 triệu đồng, phối hợp ngành y tế, hội chữ thập đỏ về cơ sở khám bệnh cấp thuốc cho người nghèo, gia đình chính sách.
            Nhờ việc khám và điều trị miễn phí của tổ chẩn trị mà bà Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1942 ngụ ấp Trường Cữu xã Trường Hòa có thể kéo dài sự sống cho đến nay. Bà Nga kể: cách đây 3 năm, bà bị tai biến liệt nửa người, sau thời gian điều trị ở các bệnh viện huyện, tỉnh rồi thành phố, tiền bạc tài sản không còn, nên về nhà sử dụng thuốc nam phó thác cho may rủi. Hằng ngày bà được người thân đưa đến tổ chẩn trị gần nhà để châm cứu, kết hợp uống thuốc nam, không ngờ bệnh tình dần thuyên giảm. Hiện nay bà có thể đi lại được làm những chuyện lặt vặt trong nhà phụ giúp con cháu.
            Mắc bệnh thoái hóa cột sống đã lâu, ông Trần Văn Ngơn, sinh năm 1967 ngụ ấp Trường Lưu, xã Trường Đông đi lại rất khó khăn. Ông vốn là trụ cột chính trong gia đình với 5 nhân khẩu, mẹ già trên 80 tuổi, vợ đau ốm liên miên và hai con trong độ tuổi ăn, tuổi lớn. Hoàn cảnh kinh tế gia đình hết sức khó khăn. Mắc bệnh nhưng không có tiền chữa trị, ông đến tổ chẩn trị gần nhà để bốc thuốc nam miễn phí uống. Sau thời gian kiên trì sử dụng, bệnh thoái hóa cột sống của ông đỡ đi rất nhiều, hiện ông đang phụ giúp người em buôn bán, kiếm tiền nuôi sống gia đình.
            Để phát triển nền đông y và Hội Đông y trên địa bàn theo tinh thần Chỉ thị 24-CT/TW, ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư, các cấp ủy Đảng, chính quyền ban ngành đoàn thể trong huyện có nhiều nỗ lực trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như tuyên truyền vận động trong nhân dân và đã được người dân tích cực hưởng ứng, đặc biệt là bà con tín đồ tôn giáo. Là trung tâm tôn giáo Cao Đài với hơn 90% hộ dân theo tôn giáo, thời gian qua, nhân dân tín đồ tôn giáo đã góp phần tích cực cho việc phát triển hoạt động đông y ở địa phương. Phần lớn các phòng chẩn trị từ thiện ở địa phương đều có sự chung tay góp sức của các cơ sở tôn giáo, một số nơi thờ tự của tôn giáo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và cung cấp thuốc nam cho phòng chẩn trị hoạt động. Nguồn thuốc nam phục vụ cho các phòng chẩn trị do mạnh thường quân và nhân dân cung cấp. Trong nhân dân ngày càng có nhiều hộ trồng và sử dụng cây thuốc nam với 48,55% số hộ, ngoài sử dụng điều trị các bệnh thông thường cho những người trong gia đình, các hộ này còn đóng góp cho các phòng chẩn trị để phục vụ cho việc khám và điều trị bệnh. 8/8 trạm y tế xã, thị trấn đều có khu vườn thuốc nam với gần 60 loại cây thuốc sử dụng điều trị bệnh thông thường và được ngành y tế, Hội Đông y áp dụng điều trị đông, tây y kết hợp. Ngoài ra còn một số cơ quan, trường học trồng nhiều loại cây thuốc nam. Có thể nói hoạt động đông y ở huyện Hòa Thành được phát triển theo tinh thần xã hội hóa, nhờ vậy, người nghèo, người già… ngày càng được chăm sóc tốt hơn.
            Để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh góp phần cho hoạt động đông y phát triển, ngành hội đông y huyện Hòa Thành luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cũng như chuyển giao, phổ biến ứng dụng kinh nghiệm trong điều trị bệnh. Trong 5 năm qua, Hội Đông y huyện đã đưa đi đào tạo chuẩn hóa 11 lương y, cử 12 hội viên tham gia lớp y sĩ định hướng y học cổ truyền tại trường Trung học y tế tỉnh, 01 lương y học bác sĩ đông y tại Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh, 4 hội viên dự lớp bồi dưỡng chuyên môn về lý luận cơ bản bệnh học Đông y và 13 hội viên lớp bồi dưỡng chuyên môn do Tỉnh hội tổ chức. Phối hợp tổ chức 10 hội thảo chuyên đề trao đổi, phổ biến ứng dụng các bài thuốc hay, thuốc quý điều trị bệnh có hiệu quả để các phòng chẩn trị và nhân dân áp dụng trong điều trị bệnh. Ngoài ra còn quan tâm củng cố kiện toàn tổ chức hội, trong 5 năm qua, đã phát triển được 63 hội viên, thành lập 33 chi hội đông y ấp khu phố đã góp phần tích cực trong việc khám và điều trị bệnh cho nhân dân.
                         
          Hồng Nhựt

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay494
  • Tháng hiện tại31,319
  • Tổng lượt truy cập6,961,210
PHỔ CẬP TÊN MIỀN “.VN” – THÚC ĐẨY HIỆN DIỆN TRỰC TUYẾN AN  TOÀN, TIN CẬY CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP
hkg
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây