Kỷ niệm 30 năm ngày Quốc tế Người Cao Tuổi (01/10/1991- 01/10/2021)
Từ những năm 50 của thế kỷ XX thế giới đã nhận thức về sự già hoá dân số tác động đến nhiều mặt đời sống. Do ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên ngày 26/9/1980, Liên hiệp quốc đã tổ chức hội nghị chuyên về NCT do ông Xa-xi-a-đinh người Pháp làm tổng thư ký và đã có 18 nước tham gia.
Đến tháng 10/1982 Liên hiệp quốc đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất bàn về NCT tại Viên (thủ đô của nước Áo). Đại hội đã chỉ ra những tiềm năng quý giá của NCT và khảng định: "Tuổi thọ tăng, NCT tăng là một thành tựu, một nhân tố quan trọng của sự phát triển" đồng thời thông qua biểu tượng "Cây đa" biểu trưng của người cao tuổi.
Đến năm 1991, Đại hội đồng Liên hiệp quốc đã thông qua Nghị quyết 46/91 về " Những nguyên tắc thuộc đạo lí đối với người cao tuổi" làm cơ sở để xây dựng mọi chương trình hành động quốc tế và từng quốc gia, đồng thời ra Nghị quyết số 45, lấy ngày 01 tháng 10 hàng năm là Ngày Quốc tế người cao tuổi. Liên Hiệp Quốc đã chính thức thông báo cho tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tại Việt Nam của chúng ta, NCT từ lâu đã được cha ông ta tôn vinh là bậc tiền bối, mẫu mực, sự từng trải kinh nghiệm. Những quan niệm ấy đã ăn sâu, bén rễ từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội nước ta; Ngay từ khi còn nhỏ trẻ em Việt Nam được dạy vâng lời cha mẹ, ông bà, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ " Kính trên nhường dưới" "Kính lão đắc thọ" "Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già" "Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ" và rất nhều điều răn khác. Tất cả sự kính trọng, lòng biết ơn, tình cảm yêu thương và trách nhiệm đối với NCT.
Hiện nay nhiều cụ, nhiều bác, nhiều cô đã vào tuổi xưa nay hiếm nhưng vẫn tiếp tục nêu gương trên mọi lĩnh vực cuộc sống, trong nhiều phong trào xây dựng quê hương mới; Giữ ngọn lữa truyền thống mãi sáng, đúng như lời bác Hồ kính yêu "Tuổi càng cao, chí càng cao" "Tuổi già nhưng chí không già". Góp phần xây dựng quê hương Hoà Thành ngày càng giàu đẹp văn minh.
KIM DUYÊN – Phòng VHTT
Ý kiến bạn đọc