Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn

Thứ sáu - 03/10/2014 05:00 44 0

Một số vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn

 

Ngày 23/9/2014, Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh phối hợp với Vụ chính quyền địa phương thuộc Bộ Nội vụ tổ chức tọa đàm về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn. Tham dự có ông Phan Văn Hùng, Vụ phó Vụ chính quyền địa phương thuộc Bộ Nội vụ và các chuyên viên cao cấp Vụ chính quyền địa phương, lãnh đạo Sở Nội vụ có ông Nguyễn Văn Quê, Phó Giám đốc, ông Lê Trọng Hữu, Phó Giám đốc và phòng Xây dựng chính quyền thuộc Sở Nội vụ, cấp huyện gồm lãnh đạo phòng Nội vụ các huyện, thành phố, cấp xã gồm Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh.
Hội nghị đã nghe ông Phan Văn Hùng, Vụ phó Vụ chính quyền địa phương thuộc Bộ Nội vụ gợi ý mốt số nội dung để hội nghị đóng góp ý kiến xoay quanh các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
1. Về tổ chức bộ máy
Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở cơ sở; kiện toàn tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp xã theo hướng tinh gọn, rõ chức năng, nhiệm vụ, không chồng chéo, không “hành chính hóa”; xây dựng Luật Tổ chức Chính quyền địa phương theo Hiến pháp năm 2013 (thay thế Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003; điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của HĐND cấp xã để thể hiện rõ vai trò HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước và là cơ quan đại diện nhân dân ở cấp xã, quy định chế tài giải quyết các kiến nghị sau giám sát của HĐND. Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã cho phù hợp với đặc điểm đô thị và đặc điểm nông thôn, hải đảo, mối quan hệ giữa UBND cấp xã với các cơ quan Nhà nước cấp trên, bảo đảm thống nhất, liên thông trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
2. Về số lượng, chức vụ, chức danh và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
Đối với cấp xã chuyển một số chức danh hoạt động không chuyên trách thành công chức cấp xã gồm: Chức danh Văn phòng đảng uỷ cấp xã (theo Thông báo số 176 - TB/TW ngày 13/4/2005 của Ban Bí thư), chức danh Phó Chỉ huy trưởng Quân sự và Phó trưởng Công an. Thực hiện nhất thể hóa chức danh Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch UBND ở nơi có đủ điều kiện; giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể việc bố trí cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã để giảm dần số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Đối với ấp, khu phố thực hiện Kết luận số 64-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 Khóa XI cần quy định cụ thể tiêu chuẩn của 3 chức danh ở ấp, khu phố phố gồm: Bí thư chi bộ, Trưởng thôn và Trưởng ban Công tác Mặt trận (ngân sách Trung ương cân đối chi phụ cấp cho 3 chức danh này). Ngoài 03 chức danh hoạt động không chuyên trách nêu trên, ở ấp, khu phố còn có các chức danh khác hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở.
Quy định cơ chế lựa chọn, giới thiệu người ứng cử cán bộ cấp xã đúng cơ cấu nhưng phải chọn được những người có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện lấy ý kiến tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ được HĐND bầu. Thực hiện dân trực tiếp Trưởng ấp, Trưởng khu phố theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
Bồi dưỡng tiếng dân tộc và văn hóa dân tộc đối với những cán bộ khi được tăng cường về công tác ở địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Sửa đổi chế độ phụ cấp kiêm nhiệm chức danh đối với cán bộ, công chức cấp xã từ 20% lên 50%, thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở ấp, khu phố theo Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08/4/2013 của Chính phủ.
Cán bộ, công chức cấp xã chưa qua đào tạo mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định, nếu tự nguyện xin thôi việc thì được căn cứ vào tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm thôi việc để tính hưởng chế độ (được trợ cấp một lần bằng 6 tháng lương khi nghỉ việc, đồng thời được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu). Quy định chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã.
 
                                                                                               
            Cao Thanh Truyền

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập55
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm38
  • Hôm nay1,712
  • Tháng hiện tại40,718
  • Tổng lượt truy cập5,630,167
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thi đua khen thưởng
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây