Từ lâu, nói đến bộ môn Đờn ca tài tử là nói đến cái nôi ở Miền Tây Nam bộ, vốn quê hương giàu truyền thống và luôn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa được công nhận loại hình văn hóa phi vật thể quốc gia.
"Nghe tiếng đàn ai rao 6 câu như sống lại hồn Cao Văn lầu", một người được sinh ra vào những thập niên đầu thế kỷ XX đã tiếp nối cha ông đi trước, qua nghiên cứu sáng tạo những giá trị độc đáo loại hình tài tử cải lương được lưu truyền, giảng dạy cho các thế hệ tiếp bước. Có một thời vàng son, bộ môn sân khấu cải lương luôn được đại đa số nhân dân từ mọi vùng miền của đất nước hâm mộ, từ đó ra đời nhiều Đoàn hát. Trước 30/4/1975 có Đoàn Kim Chung 1, 2, 3, sau 30/4 có Đoàn Trần Hữu Trang, Đoàn Văn công Thành phố… Ở Tây Ninh có Đoàn cải lương Tây Ninh, Đoàn Tây Ninh 1, 2, 3 đã làm khát khao và cháy bỏng niềm đam mê thưởng thức hưởng thụ của mọi người. Từ đó đến nay, Tây Ninh đã có nhiều tên tuổi nghệ nhân, tác giả, nghệ sĩ theo hoạt động phục vụ nghệ thuật, ngày nay có một số nghệ sĩ, nghệ nhân còn để lại dấu ấn đáng được lưu danh như: nghệ sĩ Tứ Đại, Thiện Lục, Ánh Hồng, Kim Thoại, Thanh mai… Chúng ta càng xúc động hơn Tây Ninh có những người lớn lên đã thành danh và nối tiếp được lưu truyền cả nước đó là nghệ sĩ Thanh Nga, Bảo Quốc, Minh Tiến, Châu Thanh, Ngân Kim Huệ…
Trong bộ môn tài tử cải lương có những lúc thăng trầm khác nhau nhưng thực chất bản sắc văn hóa bên trong vẫn còn tiềm ẩn nhiều nghện nhân, nghệ sĩ, tác giả vẫn yêu nghề mến nghiệp, không ngừng đổi mới và đầy sáng tạo: Vần trăng cổ nhạc, Hội thi Tiếng hát cải lương … đã khơi dậy luồn sóng mới, lan tỏa khắp vùng miền đất nước.
Huyện Hòa Thành, Tây Ninh là một trong nhưng địa phương khá phổ biến và có nhiều câu lạc bộ đờn ca tài tử với nhiều nghệ nhân ưu tú, nghệ sĩ, tác giả sáng tác nhiều tác phẩm ca ngơi công cuộc kháng chiến, quê hương, đất nước và con người Tây Ninh trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như tác giả Thanh Hiền nổi tiếng với bài hát bài hát Trường Sơn ca, Tiếng chày trên sóc BomBo và sua này có bài hát Chuyến xe Tây Ninh, nhớ mẹ hiền... Ngoài ra còn có các tác giả trẻ với ngòi bút của mình đã viết lên những ca khúc mới ca ngợi thành tựu, ca ngợi công cuộc đổi mới trong xây dựng và phát triển quê hương tây Ninh như tác giả Thành Phương, Hồng Lê, Hoài Sang…
Không những vậy, Hòa Thành ngày nay còn có nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm đờn ca tài tử luôn duy trì hoạt động, thường xuyên tham gia các đợt hội thi hội diễn do tỉnh tổ chức và được cấp tỉnh chọn đi thi khu vực đạt thứ hạng cao: Câu lạc bộ xã Long Thành Bắc, Long Thành nam, Long Thành Trung, Hiệp Tân, Trường Hòa, Trường Đông là những địa phương duy trì tốt các hoạt động hát với nhau hàng tuần trong tháng và thu hút nhiều người đến tham gia sinh hoạt.
Năm 2018, xã Trường Đông đã hình thành 01 câu lạc bộ mới mang tên câu lạc bộ tài tử Trường Lưu do nghệ nhân Tô Phương trực tiếp đứng ra thành lập, với niềm đam mê của mình, yêu mến bộ môn tài tử cải lương nam bộ,trải qua hơn nửa đời người, ông Tô Phương luôn hun đúc tình yêu âm nhạc, sáng tác, sử dụng nhạc cụ và ông còn duy trì giảng dạy lưu truyền bộ môn tài tử cải lương, tạo điều kiện cho thế hệ tiếp nối thế hệ sau. Những năm qua, ông Tô Phương vừa tham gia chủ nhiệm CLB đờn ca tài tử huyện vừa thành lập câu lạc bộ ở cơ sở, mở rộng giao lưu, ca hát và lưu diễn khắp nơi trên địa bàn huyện và trong tỉnh, có nhiều cộng viên, học viên được ông đào tạo, rèn luyện kỹ thuật, tham gia các cuộc liên hoan tài tử cấp huyện, tỉnh đạt thành tích cao. Tất cả các hoạt động nêu trên ông Tô Phương luôn được sự đóng góp nhiệt tình và tích cực của hội viên, cộng tác viên và sự đóng góp xã hội hóa và casdc nguồn lực tự thân vận động. Đây là một tấm gương sáng, rất được trân trọng, nhân sơ kết phong trào văn hóa, khen thưởng và tôn vinh nghệ sĩ, nghệ nhân, ông Tô Phương được UBND tỉnh tặng bằng khen đã có công bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể./.
Nguyễn Văn Tánh
Ý kiến bạn đọc