CÙNG NHAU CHIA SẼ NIỀM VUI

Thứ tư - 28/09/2022 13:36 117 0
Trên tuyến đường Trường Đông (thuộc xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành) sau cơn mưa to đêm qua dường như đã như sạch sẽ, thông thoáng hơn. Hai bên đường, nhiều nhất vẫn là những vườn nhãn xanh um đang được hạ tành sau mùa thu hoạch. Thoảng hoặc một vài mảnh đất không trồng cây gì cả, đó là những thửa đất của nông dân phơi vỏ mì, xác mì. Không khí của bãi phơi rất nhộn nhịp của người cào, người hốt, người mở manh phơi hòa lẫn tiếng cười nói rộn ràng trong buổi bình minh.
CÙNG NHAU CHIA SẼ NIỀM VUI

Đến hẹn lại lên, Ông Lê Văn Chung - trưởng ấp Trường Đức đã đưa tôi tới nhà anh Phạm Ngọc Út (sinh năm 1973) kèm những lời nhắc nhẹ “Anh Út không thích lên báo đâu, thuyết phục mãi đấy, nhưng anh nghĩ, gương người tốt như anh Út cần phải lan tỏa, nên khi trò chuyện, em nói khéo tí nhé!”

Tạp hóa Út Liên trên mặt đường Trường Đông thuộc ấp Trường Đức, hiện ra trước mặt tôi là một mặt bằng không to lắm, hàng hóa chất đầy nhưng nhiều nhất là mặt hàng thiết bị điện nước. Khi thấy chúng tôi đến, người đàn ông chủ tiệm đang luôn tay bán hàng cho khách anh đã nhờ bà xã bán giúp , còn mình mời khách vào nhà trong.

Trong lúc trò chuyện, tôi có hỏi thăm về đôi chân đi lại hơi khập khiễng của anh và được chia sẽ “Do hồi nhỏ mắc chứng sốt bại liệt. Chạy hết thầy hết thuốc đó chứ. Nhưng có lẽ phần số nó vậy, mà không sao, còn sống tới bây giờ là tốt rồi em ạ!” Sự thân thiện của anh Út đã khiến câu chuyện chúng tôi “nở” ra nhiều hơn dự kiến.

Trong khi anh Út tiếp khách, thì tiếng những người thanh niên nhà sau cứ hỏi với lên về việc giao hàng ở đâu, giá bán bao nhiêu…

“Mấy anh em thanh niên phụ anh trong việc mua bán lưới rào, sắt xây dựng đó mà. Họ mới vô làm nên chưa biết rành công việc”.

Khi được hỏi về công việc thiện nguyện, giúp đỡ những hộ gia đình khó khăn trong tâm dịch Covid-19 vừa qua, anh Út âm trầm “Công việc đó, được cái là bà xã, cùng hai con trai của anh đều ủng hộ. Kiểu “một miếng khi đói bằng một gói khi no” ấy mà. Cho bao nhiêu phần quà hả?….Thiệt tình là không nhớ cụ thể đâu em ơi! Nhưng anh quan niệm rằng, cho đi là không phải để nhận lại. Dịch bệnh tràng lan, cuộc sống, bà con càn khó hơn. Nên vợ chồng anh quyết định dùng một nửa thu nhập gia đình để san sẻ với bà con nghèo đỡ một chút khó khăn của cuộc sống lúc đó thôi mà. Coi như gia đình anh cùng nhau mang lại niềm vui cho bà con thôi”

Anh Út nói nhẹ hều nhưng anh Chung trưởng ấp cho biết: gần ba năm nay, anh Lê Ngọc Út là mạnh thường quân đặc biệt của địa phương, mấy mùa Tết trước, anh đều sát cánh với Mặt trận tổ quốc xã Trường Đông, Ban quản lý ấp Trường Đức, để tặng rất nhiều phần quà là nhu yếu phẩm ngày tết cho bà con tại địa phương. Đặt biệt trong tâm dịch (tháng 7- 8/2021) ngoài hàng trăm phần quà là đường, muối, gạo, dầu ăn, bột ngọt, nước mắm, nước tương…cho bà con xóm ấp, anh Út còn tặng thêm 1 tấn gạo cho địa phương bạn. Ngoài ra vợ chồng anh Út còn trữ sẵn 2 tấn gạo, quy cách 10kg/túi để cho tặng bất cứ người nghèo nào trong toàn xã.

- “Để làm được như vừa kể, thì nguồn kinh tế gia đình phải khá giả lắm, thế anh làm ruộng vườn gì ạ?”

Tôi đi thẳng vào câu hỏi, anh Út không ngại ngùng trả lời “Có làm ruộng vườn gì đâu, chủ yếu là mua bán. Trước đây cả chục năm, gia đình anh chỉ có cái quán ăn sáng thôi, từ khi dịch Covid tới, việc mua bán thức ăn ế ẩm, toàn ‘bán mang về”, nhưng có khi ngày không được 50 phần. Vậy là vợ chồng anh bàn với nhau, mở tiệm tạp hóa thôi, đơn giản vì tạp hóa sẽ không sợ ế ẩm, hư hỏng. Bán đâu được mấy tháng, lợi thế là nhà ngay ngã tư, nên bà con thương tình cũng tới mua đồ nhiều lắm. Rồi người hỏi mua đồ điện, người hỏi có bán ống nước không? Người lại cần vài chục mét lưới rào B40, cần vài cây sắt xây dựng…

Anh chợt nghĩ, sao mình không bán luôn các mặt hàng đó nhỉ? Nghĩa là làm, anh tìm nguồn hàng luới rào, nguồn sắt, tìm nguồn bỏ sỉ vật tư ngành ống nước, đồ điện. Vốn liếng trong nhà bao năm đem ra hết, mượn thêm họ hàng nữa. Nên mới ra được cái tiệm táp hóa này nè. Mà trời thương đó, nên buôn bán cứ đông khách mãi. Vậy là anh bàn với bà xã, rằng chỉ dùng một nửa tiền lời để chi dùng trong gia đình, nửa con lại đem ra giúp đỡ bà con xóm ấp, vì dịch bệnh, ai cũng khó khăn hết.

“Khó khăn của người nghèo sẽ chồng chất thêm khó khăn em ạ. Vì công việc không đi làm được nhưng cái ăn hàng ngày vẫn phải ăn. Vậy là gạo, dầu ăn, bột ngọt, nước tương….là những thứ cần thiết nhất. Vợ chồng anh quyết định sẽ tặng bà con những món nhu yếu phẩm đó. Hai con trai của anh đang làm công việc khác, vì dịch anh cũng gọi về nhà để phụ trách mảng lưới rào, sắt xây dựng. Công việc tự nhiên phát triển từ đó đến giờ”. Anh Út kết thúc câu chuyện rõ ràng rành mạch như vốn tính của những người nông dân. Cũng phải thôi, vì anh Út ở nông thôn mà, đâu có cầu kỳ chi.

Vậy rồi ở địa phương Trường Đức, những con đường nông thôn lầy lội quá, Ban quản lý ấp kêu gọi bà con đóng góp để làm đường bê tông cho khang trang, sạch sẽ lên. Thế là anh Út cũng “góp một tay”. Có khi “một tay” góp không đủ, thì anh nhờ bạn bè, anh em thân thích ở Sài Gòn “góp hai tay”.

Từ suy nghĩ mạnh dạn, dám nghĩ dám làm đã khiến vợ chồng anh Út kinh doanh phát triển, và chính cái tâm “thương người như thể thương thân” đã giúp bà con nghèo ở địa phương ổn định cuộc sống trong cơn đại dịch khó khăn nhất.

Đường Trường Đông dài 4km là con đường liên ấp: Trường Phú, Trường Đức, Trường Ân. Hôm nay con đường ấy bỗng đẹp vô cùng bởi ở trên đoạn đường này này tôi đã biết về một cặp vợ chồng cùng nhau mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng nhân ái.

Tác giả: thị xã Hòa Thành xã trường đông, Thanh Hương - BTG xã

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập94
  • Máy chủ tìm kiếm73
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay333
  • Tháng hiện tại204,926
  • Tổng lượt truy cập4,790,858
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
hkg
e office
hd nop hs truc tuyen
ke hoach phat trien nganh
hoc tap bac ho
cong dvc truc tuyen
hop thu dien tu
Cong bao tay ninh
tayninh online
an toan giao thong
cchc
cong khai minh bach
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây