Hòa Thành là huyện nội địa nằm ở vị trí trung tâm tỉnh Tây Ninh. Huyện có Trung tâm thương mạiLong Hoa, có Tòa Thánh Cao Đài là Trung tâm của tôn giáo Cao Đài nằm trên tuyến du lịch Tòa Thánh – Núi Bà vào dịp lễ, tết trong năm, thu hút hàng chục nghìn lượt khách tham quan du lịch. Do đó việc phát triển nghề, làng nghề của huyện trong những năm qua đã có sự chuyển biến tích cực không chỉ về nhận thức của các cấp, các ngành mà còn có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội ngành nghề cùng với sự năng động sáng tạo của nhân dân, nên nghề và làng nghề đã được khôi phục, củng cố và ngày càng phát triển.
Sau khi các cơ chế chính sách được ban hành đồng bộ từ Trung ương đến tỉnh, việc phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn đã thu được những kết quả được thể hiện trên các mặt như: cơ cấu kinh tế có bước phát triển rõ rệt, đúng hướng, số hộ, số lao động tham gia sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng lên; đã hình thành và phát triển nhanh các làng nghề; chất lượng của sản phẩm làng nghề từng bước được nâng cao và được thị trường chấp nhận; cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của nông thôn nói chung, của các làng nghề nói riêng tiếp tục được đầu tư và phát triển theo hướng hiện đại hóa; đời sống của người lao động ở nông thôn ngày càng được nâng cao đã đưa Hòa Thành trở thành nơi hội tụ được làng nghề, đặc biệt là nghề, làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ với bề dày phát triển hàng chục năm.Sự biến đổi đó đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho khu vực nông thôn, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh, đời sống của người lao động được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, giảm sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữ vững trật tự an ninh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, hạn chế di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc.
Tuy nhiên việc phát triển nghề và làng nghề còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình nên đầu tư, cải tiến và áp dụng công nghệ còn khó khăn. Chất lượng sản phẩm và trình độ thẩm mỹ chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp.Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất làng nghề gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng ở mức độ rất hạn chế, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác, chưa có chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu, phụ liệu.Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, một mặt do các sản phẩm thủ công còn đơn điệu về mẫu mã, chất lượng chưa cao, hầu hết sản phẩm chưa có thương hiệu nhãn mác hàng hoá nên sức cạnh tranh kém,
Những thực trạng trong quá trình phát triển nghề và làng nghề trong những năm qua tuy còn nhiều hạn chế, nhưng đã góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, tăng thu nhập cho người lao động. Đặc biệt các làng nghề truyền thống còn gắn liền với lịch sử phát triển văn hoá tỉnh, các sản phẩm của làng nghề chứa đựng những phong tục,tập quán, tín ngưỡng, mang sắc thái riêng, nét văn hoá độc đáo riêng của mỗi làng, là nhân tố tạo nên bản sắc dân tộc.
Kim Phương NN